RƯỢU, BIA VÀ GÁNH NẶNG BỆNH TẬT


( Bài tuyên truyền phòng chống tác hại lạm dụng đồ uống có cồn)

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam là một trong quốc gia đang có xu hướng tăng nhanh về mức tiêu thụ đồ uống có cồn từ 3,8 lít giai đoạn 2003-2005 lên 6,6 lít giai đoạn 2008-2010, cao hơn mức trung bình của thế giới (6,2 lít). Đặc biệt hiện nay đang có sự gia tăng về tỉ lệ sử dụng đồ uống có cồn ở thanh thiếu niên và cũng đang phải đối mặt với sự gia tăng ngày càng trầm trọng của các bệnh không lây nhiễm. Tổ chức Y tế thế giới ước tính năm 2012 cả nước ghi nhận 520.000 trường hợp tử vong trong đó 73% số ca tử vong là bệnh không lây nhiễm liên quan đến đồ uống có cồn. Dưới đây là một trong các yếu tố nguy cơ chủ yếu của bệnh không lây nhiễm thường gặp nhất.

1. Ảnh hưởng đến não bộ

          Bia, rượu làm tăng hoạt động các tế bào thần kinh ở não bộ tế bào này rất nhạy cảm trước bất cứ chất độc nào, do đó với lượng cồn lớn trong bia rượu được đưa vào từ đường máu sẽ gây ra những rối loạn trầm trọng trong sự hoạt động từ đó, gây ra các hành động tiêu cực của người uống như đi đứng loạng choạng, phản ứng chậm, mất kiểm soát và liều lĩnh hơn.

          Ngoài ra, lượng cồn có trong rượu, bia còn làm cho trí nhớ của bạn bị suy giảm. Nếu nồng độ cồn trong máu là 15g/100ml (15g cồn/100ml máu) bạn bắt đầu không thể ghi nhớ những gì đã làm trong ngày. Khi nồng độ này tăng lên 20g/100ml là lúc bạn mất đi khoảng 50% trí nhớ ngắn hạn.

2. Gây hại cho cơ tim

          Rượu bia làm cho cơ tim bị thoái hóa, bộ máy tim mạch bị tổn thương: Đau đầu xuất hiện, khó thở, mắt cá sưng to. Dùng rượu mạnh trong thời gian dài có thể gây giãn cơ tim, phì đại tâm thất và xơ hóa. 

3. Tác hại đối với dạ dày

          Rượu, bia bị phân hủy từ ethanol thành các acetaldehyde (chất rất độc) có thể gây viêm loét dạ dày. Khi lượng bia, rượu đưa vào cơ thể quá nhiều sẽ gây ra bệnh viêm dạ dày cấp, loét dạ dày và tá tràng.

Nghiện rượu cũng gây ra các biến chứng như thủng dạ dày và chảy máu dạ dày.

4. Tác hại đối với gan

          Khi rượu vào cơ thể, nó được hấp thu nhanh với 20% hấp thu tại dạ dày và 80% tại ruột non, sau 30-60 phút toàn bộ rượu được hấp thu hết. Sau đó, rượu được chuyển hóa chủ yếu tại gan (90%). Chính vì lý do này mà chức năng ngăn các chất độc khác nhau do máu mang từ ruột hoặc ở ngoài đến gan bị suy giảm, dẫn đến việc gan bị nhiễm mỡ, xơ gan và nghiêm trọng hơn nữa là ung thư gan.

5. Ảnh hưởng đến tim mạch, huyết áp

          Rượu gây ra thiếu B1, làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, phù, tím tái, giảm khả năng gắng sức… dần dần dẫn tới suy tim. Nhiễm độc rượu dẫn tới viêm cơ tim cấp, gây nguy cơ tử vong cao. Ngoài ra, rượu còn gây rối loạn nhịp nhĩ hay nhịp thất, nhất là nhịp nhanh kịch phát ở những người bình thường.

6. Giảm sức đề kháng của cơ thể

          Rượu bia làm giảm khả năng tấn công vi khuẩn và phòng ngừa bệnh tật của hệ miễn dịch. Chính vì thế mà người say rượu rất dễ bị cảm, trúng gió…

Ngoài ra, rượu bia còn làm người nghiện rượu dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như viêm phổi, lao phổi, nếu không phát hiện sớm có thể tử vong.

7. Ảnh hưởng đến xương khớp

          Rượu bia làm suy yếu sự trao đổi chất, gia tăng axit uric – nguyên nhân của bệnh gout. Người uống rượu cũng sẽ thường cảm thấy luôn đau nhức, mỏi xương khớp.

8. Ảnh hưởng đến khả năng tình dục và sức khỏe sinh sản

           Ngoài ra, bia rượu còn làm ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng, khi kết hợp với trứng để thụ thai dễ dẫn đến suy yếu thế hệ.

          Đối với nữ giới, nghiện rượu sẽ làm suy yếu vùng hạ đồi - tuyến yên, buồng trứng dẫn đến trứng không rụng nữa, làm bất thường phát triển nội mạc tử cung, rối loạn kinh nguyệt, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em, gây nguy cơ sinh non cao và là một nguyên nhân gây vô sinh.

          Nếu nữ giới đang mang thai mà uống nhiều bia rượu sẽ khiến cho thai nhi phát triển không bình thường, thai nhi dễ bị tổn thương sau khi sinh.

9. Gây ra các bệnh về tâm thần

          Rượu là một chất tác động tâm thần mạnh. Sử dụng rượu nhiều sẽ gây ra một số các bệnh lí rối loạn tâm thần. Nhiều nghiên cứu cho thấy rượu đóng một yếu tố lớn trong tái phát các bệnh lí tâm thần. Như bệnh nhân tâm thần phân liệt tái phát đều là do dùng rượu. Rượu làm hoang tưởng, ảo giác, kích động vận động nặng lên ở giai đoạn cấp của bệnh, mặc dù vẫn tuân thủ điều trị bằng thuốc... nó còn làm tăng lo âu, sầu uất, trầm cảm, làm gia tăng các ý tưởng tự sát hoặc xu hướng kích động tấn công.

          Ngoài ra, rượu, bia còn là nguyên nhân chính trong các vụ tai nạn giao thông và bạo lực gia đình. Theo kết quả điều tra diện rộng của Bộ Y tế, trung bình mỗi năm Việt Nam có 9.000 người chết vì tai nạn giao thông và một nửa (4.000 người) trong số đó có liên quan tới rượu, bia và bạo lực gia đình 63,7%  (Theo kết quả điều tra của Ủy ban Các vấn đề về xã hội) là do việc lạm dụng rượu, bia;  

"HÃY UỐNG CÓ VĂN HÓA và ĐÃ UỐNG RƯỢU, BIA KHÔNG LÁI XE"

                                                                                                   

Hoàng Cẩm - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật


Các bài đã đăng

Xem thêm

Hộp thư điện tử

Mail Box

Mail Box

Mail Box

Website đơn vị trực thuộc
Thư viện ảnh
 

Tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị.

 

Gửi thông tin

Cơ sở dữ liệu quốc gia về VBPL

Dịch vụ công mức độ 4

danh sách cơ sở đủ điều kiện điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện

danh sách cơ sở được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học

Danh sách cơ sở đủ điều kiện diệt côn trùng diệt khuẩn

công khai địa chỉ mail lãnh đạo sở

Cơ Sở dữ liệu Quốc gia về thủ tục hành chính

sàn thương mại điện tử Hà Giang

Kho phác đồ điều trị