CÁCH NHẬN BIẾT VÀ PHÒNG CHỐNG CÁC BỆNH VỀ DA TRONG MÙA ĐÔNG


Mùa đông ở nước ta thường kéo dài, độ ẩm không khí rất thấp vì vậy luôn khiến cho da bị khô và nứt nẻ. Không những thế, trời lạnh hầu hết mọi người ngại tắm hay chỉ tắm nước ấm nóng cũng sẽ khiến cho da thiếu độ ẩm cần thiết để nuôi dưỡng. Đây chính là thói quen khiến chúng ta dễ mắc phải các bệnh lý về da như mẩn ngứa, viêm da, nhiễm trùng da… Từ đó, gây khó chịu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy làm thế nào để nhận biết sớm cũng như phòng tránh mắc các bệnh về da

Bệnh nhân viêm da tiếp xúc đang được điều trị tại Khoa Da liễu, BVĐK tỉnh.

Bệnh nhân viêm da tiếp xúc đang được điều trị tại Khoa Da liễu, BVĐK tỉnh.

Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên các bệnh lý về da như do vi khuẩn căn nguyên là do liên cầu và tụ cầu; vi rút hay gặp các bệnh như zona thần kinh, thủy đậu...; vi nấm thường gặp nấm da, nấm móng, nấm tóc, do kí sinh trùng điển hình hay gặp là bệnh ghẻ; hoặc do yếu tố di truyền các bệnh như bệnh á sừng, tổ đỉa, viêm đa cơ địa. Ngoài ra, các yếu tố do nhiễm trùng, môi trường, hóa chất là nguyên nhân góp phần tăng tỷ lệ mắc các bệnh lý về da.

Biểu  hiện chung của bệnh

Người bệnh cảm thấy ngứa, đau, khó chịu tại vùng da nào đó. Nếu quan sát trên da sẽ thấy những bất thường như mẩn đỏ, mụn nước, ráp đỏ, bong vẩy. Ở trẻ nhỏ hay gặp những tổn thương là những sẩn đỏ hay mụn nước, tập trung thành đám 2 bên má của trẻ, nếu không được điều trị những tổn thương đó sẽ lan đến đầu hoặc ra toàn thân, nặng có thể chảy dịch vàng. Còn đối với người già, người lớn hay gặp là những rát đỏ, rát thâm thành từng vùng trên da.

Phòng bệnh

Để bảo vệ và phòng ngừa các bệnh về da vào mùa đông, theo các bác sỹ chuyên khoa da liễu khuyên:

- Vệ sinh da sạch sẽ bằng cách tắm rửa hàng ngày, tuy nhiên không nên tắm nước quá nóng vì sẽ gây nên khô da và ngứa.

- Cung cấp cho da độ ẩm thích hợp bằng cách dùng kem dưỡng ẩm hoặc sữa tắm dưỡng ẩm.

- Ăn uống hợp lý, tăng cường ăn các loại rau củ quả để cung cấp vitamin, ngoài ra cần hạn chế sử dụng các chất kích thích, đồ ăn cay nóng, các thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua… đối với người dễ bị dị ứng.

- Tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất và các chất tẩy rửa. Khi cần thiết phải sử dụng nên đeo khẩu trang và sử dụng găng tay.

Ngoài ra, khi có các biểu hiện mắc các bệnh lý về da, nên đến các cơ sở y tế hoặc phòng khám chuyên khoa để được tư vấn và điều trị. Tránh tự ý mua thuốc vì có thể làm bệnh nặng hơn cũng như khó khăn trong quá trình điều trị.

 

Thùy Dung - Trung tâm TT/GDSK


Các bài đã đăng

Xem thêm

Hộp thư điện tử

Mail Box

Mail Box

Mail Box

Website đơn vị trực thuộc
Thư viện ảnh
 

Tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị.

 

Gửi thông tin

Cơ sở dữ liệu quốc gia về VBPL

Dịch vụ công mức độ 4

danh sách cơ sở đủ điều kiện điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện

danh sách cơ sở được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học

Danh sách cơ sở đủ điều kiện diệt côn trùng diệt khuẩn

công khai địa chỉ mail lãnh đạo sở

Cơ Sở dữ liệu Quốc gia về thủ tục hành chính

sàn thương mại điện tử Hà Giang

Kho phác đồ điều trị