BỆNH TÂM THẦN CÁCH PHÁT HIỆN VÀ PHÒNG NGỪA (10102022)


Bệnh tâm thần là một bệnh liên quan đến rối loạn tâm lý, dẫn đến người bệnh có những hình thức tâm lý và hành vi cá biệt, mất khả năng cư xử và phát triển không bình thường. Chính vì vậy, bệnh tâm thần có thể gây ra cho người bệnh những đau khổ, những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày, làm xáo trộn cuộc sống, công việc, học tập, gia đình,… và làm ảnh hưởng tới những mối quan hệ xã hội.

Khám lại, tư vấn điều chỉnh thuốc cho phù trong điều trị bệnh nhân tâm thần tại Khoa Phòng chống bệnh không lây nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật.

Khám lại, tư vấn điều chỉnh thuốc cho phù trong điều trị bệnh nhân tâm thần tại Khoa Phòng chống bệnh không lây nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật.

Đối tượng mắc bệnh từ trẻ em, thanh thiếu niên, người trưởng thành, người cao tuổi. Ban đầu, người bệnh chỉ có những triệu chứng nhẹ nên chủ quan và thờ ơ, không biết đến những hệ quả sau này. Cũng có những người đơn giản chỉ nghĩ đó là những thay đổi tâm lý bình thường hoặc tính cách nên không tìm đến chuyên gia tư vấn và chữa trị dẫn đến bệnh ngày càng nặng. Vì vậy, việc phát hiện các biểu hiện về rối loạn tâm thần sớm và có những hiểu biết về bệnh tâm thần là rất quan trọng và cần thiết.

Tại Hà Giang, theo báo cáo của Khoa phòng chống bệnh không lây nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, tính đến 31.8 tổng số bệnh nhân tâm thần được quản lý tại cơ sở là 2.153 bệnh nhân. Trong đó, số bệnh nhân tâm thần phân liệt là: 797 bệnh nhân; số bệnh nhân động kinh: 766 bệnh nhân; số bệnh nhân trầm cảm: 18 bệnh nhân; số bệnh nhân rối loạn tâm thần khác: 572 bệnh nhân.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh tâm thần là bệnh do rối loạn hoạt động của não bộ gây nên những biến đổi về tư duy, hành vi, cảm xúc, nhận thức. Bệnh tâm thần gồm có 300 mã bệnh khác nhau. Nguyên nhân thường gặp như căng thẳng tâm lý kéo dài là yếu tố thuận lợi khởi phát bệnh, tỷ lệ mắc cao ở tầng lớp kinh tế xã hội thấp và thành phố đông dân, các biến chứng khi mang thai và sinh đẻ cũng góp phần gây ra nguy cơ mắc tâm thần. Hơn nữa, nhiễm độc hóa học và lạm dụng chất, các bệnh gây tổn thương về não bộ như chấn thương sọ não, viêm não, tai biến mạch máu não và yếu tố di truyền cũng có thể dẫn đến mắc bệnh tâm thần. Bên cạnh đó, xã hội ngày càng phát triển, con người bị tác động bởi mặt trái nên ngày càng nhiều áp lực như: Công việc, học hành căng thẳng, biến đổi trong đời sống cá nhân, môi trường xã hội, cũng là yếu tố gây bệnh tâm thần.

        Những dấu hiệu cảnh báo

        Dấu hiệu sớm của người mắc bệnh tâm thần là có thể mắc hội chứng suy nhược như rối loạn giấc ngủ, ăn không ngon, mệt mỏi, mất quan tâm thích thú; cách ly với xã hội, ban bè, giảm giao tiếp, thời gian ở trong phòng một mình nhiều hơn; suy giảm hiệu suất làm việc và học tập; lời nói khác lạ như đang nói tự nhiên ngắt quãng hay lời nói trở nên bí hiểm; thay đổi về hành vi, có thể suốt ngày nằm trên giường, có người trở nên ít ở nhà hay đi lang thang; cảm xúc thờ ơ; những ý nghĩ kỳ lạ cho rằng mình ở thế giới khác về, mình là người cõi trên, cho rằng thức ăn có độc, có ai đó muốn hại mình, có người vui vẻ quá mức, múa hát, làm duyên, có người bồn chồn đứng ngồi không yên, đập phá…

        Trước kia, người bị bệnh tâm thần không được xem như người bệnh, mà bị hắt hủi, không được quan tâm chữa trị chăm sóc khiến người bệnh càng trở nên sa sút, đi lang thang. Ngày nay với tiến bộ của khoa học, bệnh tâm thần hoàn toàn có thể chữa trị khỏi hoặc thuyên giảm nhiều, người bệnh có thể trở lại cuộc sống bình thường trong gia đình và xã hội.

        Gia đình và người thân cần phát hiện sớm, điều trị kịp thời, theo đúng phương pháp khoa học tại các cơ sở y tế, không cúng bái, không giấu bệnh; tuân thủ sự hướng dẫn của bác sĩ quản lý và cho uống thuốc đúng liều lượng và thời gian. Có trường hợp phải điều trị duy trì hàng năm, như vậy người bệnh có thể khỏi hoặc ổn định và sống hòa nhập trong cộng đồng.

Phòng bệnh

Bệnh tâm thần cũng như các bệnh khác nếu có kiến thức và phát hiện sớm về bệnh có thể phòng ngừa được.

Hạn chế và loại trừ các sang chấn tâm lý, tạo môi trường lành mạnh.

Trong gia đình cần tránh những mâu thuẫn, những xung đột giữa cha mẹ hoặc anh chị em, vợ chồng, giáo dục con đúng phương pháp, không quá nghiêm khắc hoặc quá chiều chuộng.

Trong đơn vị tập thể cần tránh những mâu thuẫn căng thẳng kéo dài, luôn xây dựng tình đoàn kết giúp đỡ nhau.

Đối với những người bị thất vọng, bị đau khổ cần có thái độ quan tâm, an ủi, động viên đối xử đúng mức giúp họ tìm lối thoát trở lại trạng thái bình thường.

Đối với bệnh tâm thần chưa rõ nguyên nhân, cần điều trị kịp thời đề phòng biến chứng và tiến triển mạn tính. Đối với bệnh tâm thần mạn tính cần tích cực điều trị thuốc đúng liều, thời gian, phục hồi chức năng và quản lý theo dõi, chăm sức đặc biệt

Thu Ngân


Các bài đã đăng

Xem thêm

Hộp thư điện tử

Mail Box

Mail Box

Mail Box

Website đơn vị trực thuộc
Thư viện ảnh
 

Tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị.

 

Gửi thông tin

Cơ sở dữ liệu quốc gia về VBPL

Dịch vụ công mức độ 4

danh sách cơ sở đủ điều kiện điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện

danh sách cơ sở được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học

Danh sách cơ sở đủ điều kiện diệt côn trùng diệt khuẩn

công khai địa chỉ mail lãnh đạo sở

Cơ Sở dữ liệu Quốc gia về thủ tục hành chính

sàn thương mại điện tử Hà Giang

Kho phác đồ điều trị