BỆNH CẬN THỊ HỌC ĐƯỜNG, NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH


Những năm gần đây, tỷ lệ cận thị ở lứa tuổi học sinh ngày càng tăng cao. Bệnh học đường là những bệnh mà học sinh mắc phải trong thời gian đi học, có liên quan đến điều kiện vệ sinh, ánh sáng, độ chuẩn mực của phòng học, bàn ghế nơi các em học tập, chủ yếu là các tật khúc xạ (cận thị). Theo các chuyên gia nhãn khoa bệnh cận thị học đường đang có xu hướng tăng nhanh tại Việt Nam

Cận thị là gì

Cận thị là một tật khúc xạ ở mắt gây rối loạn chức năng thị giác. Ở người bình thường, các tia sáng khi đi vào mắt sẽ được hội tụ tại một điểm trên võng mạc giúp tạo thành hình ảnh rõ ràng, sắc nét. Tuy nhiên, ở người bị cận, các tia sáng lại hội tụ phía trước võng mạc, điều này khiến những ai bị cận khi nhìn các vật ở gần sẽ thấy rõ, trong khi vật càng xa thì càng thấy mờ.

Trong những năm gần đay, tật khúc xạ phổ biến hay gặp nhất ở lứa tuổi học sinh. Các em học sinh khi bị cận thị học đường thường gặp trở ngại trong việc nhìn xa, ảnh hưởng đến khả năng học tập, vui chơi và sinh hoạt hàng ngày. Cận thị không có những dấu hiệu rõ rệt nên rất khó phát hiện. Trẻ em thường không hiểu rõ được tật khúc xạ (cận thị) là gì nên không nói với người lớn, đến khi cha mẹ phát hiện thì trẻ đã bị cận nặng. Vì vậy các bậc cha mẹ phải thường xuyên chú ý đến biểu hiện của con cái giúp phát hiện kịp thời tật khúc xạ (cận thị). Nếu thấy trẻ có những biểu hiện sau hãy đưa trẻ đến các bệnh viện mắt gần nhất để khám và chẩn đoán điều trị:

- Trẻ đọc sách hoặc xem tivi ở khoảng cách rất gần.

- Trẻ thường xuyên phải dụi mắt khi tập trung lâu vào vật gì đó hoặc khi đang vui chơi

- Trẻ nhạy cảm với ánh sáng (như ánh sáng mặt trời) hoặc bị chảy nước mắt nhiều hơn, thường phải nheo mắt khi nhìn vật ở xa.

          - Thường xuyên nhức đầu khi đọc sách hay học tập trong khoảng thời gian dài, kết quả học tập giảm sút.

          - Chớp mắt hoặc dụi mắt liên tục, nghiêng đầu để dùng một mắt nhiều hơn mắt kia,…

          Nguyên nhân gây cận thị học đường

          Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tật cận thị học đường, nắm rõ được căn nguyên gây bệnh sẽ giúp các bậc phụ huynh cũng như các em học sinh phát hiện sớm và có biện pháp phòng tránh hiệu quả:

          Do di truyền

          Có mối liên hệ trong gia đình đối với sự phát triển của cận thị học đường đã được ghi nhận ở nhiều quốc gia trên thế giới. Cụ thể, có hơn 24 gen có liên quan nhiều đến cấu trúc mắt. Các nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ cận thị cao hơn ở những trẻ có cha mẹ cận thị, có đến 33-60% số lượng học sinh bị cận thị có cha và mẹ bị cận thị. Trong đó, chỉ có 6-15% ở những trẻ có cha mẹ không bị cận thị.

          Ngồi học sai tư thế

          Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến cận thị học đường. Ngay từ nhỏ, trẻ đã không được hướng dẫn tư thế ngồi học đúng tư thế, ngoài ra, nơi học thiếu ánh sáng cũng là yếu tố dẫn đến cận thị học đường.

          Mắt bị ánh sáng xanh tấn công vì xem các thiết bị điện tử quá nhiều

          Thực trạng hiện nay trẻ thường được bố mẹ, người thân cho sử dụng điện thoại, laptop hoặc xem tivi hàng giờ không còn xa lạ. Việc làm này vô tình hủy hoại dần đi đôi mắt của trẻ. Ánh sáng xanh nguy hại phát ra từ màn hình công nghệ tác động trực tiếp phá hủy các tế bào biểu mô, sắc tố võng mạc là nguyên nhân chính dẫn đến mắt dễ bị khô và gia tăng tật khúc xạ (cận thị).

          Ngoài ra, lạm dụng thiết bị công nghệ điện tử sẽ khiến mắt liên tục điều tiết, theo thời gian thủy tinh thể luôn phồng lên mà không thể xẹp xuống như hình dạng ban đầu và dẫn đến cận thị.

          Cách chăm sóc để bảo vệ đôi mắt phòng tránh cận thị học đường

          Bố trí góc học tập phải đủ ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo.

          Bàn ghế phải phù hợp với từng chiều cao của cơ thể học sinh.

          Sử dụng các loại sách, vở, truyện phải được in ấn rõ nét, cỡ chữ phải phù hợp với từng cấp học và được in trên giấy tốt và sáng, chữ phải viết đúng khoảng cách.

          Ngồi học với tư thế đúng: Tư thế ngồi học phải ngay ngắn thẳng lưng và cổ giúp tránh mệt mỏi và gù vẹo cột sống, khoảng cách tốt nhất giữa mắt và vở cho học sinh là 30 - 40cm; làm việc với máy tính cách 60cm.

          Có thời gian biểu cho học tập và vui chơi giải trí rõ ràng.

          Ăn nhiều thực phẩm tốt cho mắt. Thường xuyên bổ sung các vi chất như vitamin A, C, E, chất khoáng có trong rau củ, trái cây tươi, thịt, cá. Giúp tăng cường sức khỏe mắt, phòng tránh các bệnh về mắt.

          Khám mắt định kì 6 tháng/lần để phát hiện và điều trị tật khúc xạ và các bệnh về mắt kịp thời

           Đối với trẻ, khi còn nhỏ nên bỏ những thói quen có hại cho mắt như:

           Không nằm, quỳ để đọc sách hoặc viết bài.

           Không đọc sách báo, tài liệu khi đang đi trên ô tô, tàu hỏa, máy bay.

           Khi xem ti vi, video phải ngồi cách xa màn hình tối thiểu 2,5 m, nơi ánh sáng phòng phù hợp. Thời gian xem cần ngắt quãng, không quá 45-60 phút mỗi lần xem.

           Không tự ý dùng kính đeo không đúng tiêu chuẩn. Khi đeo kính cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa Mắt

Thu Ngân


Các bài đã đăng

Xem thêm

Hộp thư điện tử

Mail Box

Mail Box

Mail Box

Website đơn vị trực thuộc
Thư viện ảnh
 

Tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị.

 

Gửi thông tin

Cơ sở dữ liệu quốc gia về VBPL

Dịch vụ công mức độ 4

danh sách cơ sở đủ điều kiện điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện

danh sách cơ sở được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học

Danh sách cơ sở đủ điều kiện diệt côn trùng diệt khuẩn

công khai địa chỉ mail lãnh đạo sở

Cơ Sở dữ liệu Quốc gia về thủ tục hành chính

sàn thương mại điện tử Hà Giang

Kho phác đồ điều trị