Những điều cần biết về Vitamin A


 Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Vitamin A được biết đến từ rất lâu nhưng cho đến nay, thiếu Vitamin A vẫn đang là một vấn đề sức khoẻ cần được giải quyết. Thiếu Vitamin A không chỉ gây khô mắt dẫn tới mù loà mà nó còn làm tăng nguy cơ tử vong, bệnh tật và làm giảm sự tăng trưởng của trẻ.  Chính vì vậy tiếp tục quan tâm phòng chống thiếu VitaminA là thiết thực cải thiện tình trạng dinh dưỡng và sức khoẻ cho chúng ta.

          1. Vai trò của vitamin A đối với cơ thể

          Vitamin A là một vi chất có vai trò quan trọng đặc biệt đối với trẻ nhỏ, gồm 4 vai trò chính như sau:

            - Tăng trưởng: Giúp trẻ lớn lên và phát triển bình thường. Thiếu Vitamin A trẻ sẽ chậm lớn, còi cọc.

            - Thị giác: Vitamin A có vai trò trong quá trình nhìn thấy của mắt, biểu hiện sớm của thiếu Vitamin A làm giảm khả năng nhìn thấy lúc ánh sáng yếu

            - Bảo vệ biểu mô: Vitamin A bảo vệ sự toàn vẹn của các biểu mô, giác mạc mắt, ..... Khi thiếu Vitamin A, biểu mô và niêm mạc bị tổn thương. Tổn thương ở giác mạc mắt dẫn đến hậu quả mù loà.

            - Miễn dịch: Vitamin A tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Thiếu Vitamin A làm giảm sức đề kháng với bệnh tật, dễ bị nhiễm trùng nặng đặc biệt là Sởi, Tiêu chảy và viêm đường Hô hấp dẫn tới tăng nguy cơ tử vong ở trẻ nhỏ.

            2. Nguyên nhân thiếu vitamin A

Cơ thể không tự tổng hợp được vitamin A mà phải do thức ăn cung cấp, vì vậy nguyên nhân chính của thiếu vitamin A là do ăn uống các loại thức ăn nghèo vitamin A và Carotenoid. Bữa ăn thiếu dầu mỡ cũng làm giảm hấp thu vitamin A. Ở trẻ nhỏ đang còn bú mẹ hoàn toàn thì nguồn vitamin A được cung cấp đến từ sữa mẹ, trong thời kỳ cho con bú nếu bữa ăn của mẹ thiếu vitamin A sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến con.

Thiếu vitamin A thường hay xảy ra trong giai đoạn cho trẻ ăn bổ sung do khẩu phần ăn không đảm bảo đủ nhu cầu vitaminA cho trẻ. Vì vậy, khi cho trẻ ăn bổ sung cần chú ý cho trẻ ăn đầy đủ và lựa chọn các loại thực phẩm giàu vitaminA.

 Những trẻ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn đặc biệt là sởi, tiêu chảy, viêm
đường hô hấp làm cơ thể tăng nhu cầu sử dụng vitamin A và cũng là nguyên
nhân gây thiếu vitaminA. Nhiễm giun, nhất là giun đũa cũng là yếu tố góp phần làm thiếu vitaminA. Suy dinh dưỡng nặng thường kèm thiếu vitaminA vì thiếu chất đạm để chuyển hóa và vận chuyển vitaminA. Ngoài ra, thiếu một số vi chất khác như kẽm cũng làm ảnh hưởng tới chuyển hóa vitaminA.

3. Hậu quả của thiếu vitamin A:

Thiếu vitaminA làm trẻ chậm lớn, làm giảm sức đề kháng cơ thể đối với bệnh tật, trẻ dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, đường tiêu hóa và sởi. Nhiễm trùng và thiếu vitaminA là vòng luẩn quẩn bệnh lý dẫn đến nguy cơ tử vong cao. Ở mức độ thiếu vitaminA nặng sẽ gây nên các tổn thương ở mắt, được gọi là bệnh “Khô mắt”, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả mù vĩnh viễn.

          4. Phòng chống thiếu vitamin A như thế nào?

- Cho các đối tượng nguy cơ uống vitamin A liều cao định kỳ để phòng chống thiếu vitamin A.

- Tăng cường vitamin A vào thực phẩm: Đưa vitamin A vào một số thực phẩm thông dụng như đường, sữa, dầu ăn…

- Cải thiện bữa ăn:

+ Bảo đảm ăn uống đủ chất dinh dưỡng và vitamin A cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú.

+ Trong bữa ăn cần có một số thức ăn giàu vitamin A như: Thức ăn nguồn gốc động vật: Trứng, cá, thịt, gan, tôm… Thức ăn nguồn gốc thực vật: rau muống, xà lách, rau ngót, gấc, cà rốt, đu đủ, xoài… 

- Đối với trẻ nhỏ, thực hiện nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu (vì sữa mẹ là nguồn cung cấp vitamin A tốt nhất cho trẻ nhỏ) và cho trẻ ăn bổ sung hợp lý khi trẻ trên 6 tháng tuổi.

- Thức ăn bổ sung của trẻ cần có đủ dầu, mỡ để hỗ trợ hấp thu vitamin A, vitamin D. Cần phải bảo đảm sức khỏe chung cho trẻ, tiêm chủng đầy đủ để phòng chống các bệnh truyền nhiễm, thực hiện vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường để phòng chống nhiễm ký sinh trùng đường ruột.

          Vi chất dinh dưỡng rất cần thiết cho quá trình tăng trưởng, phát triển về thể lực, tầm vóc và trí tuệ,nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, mỗi người, mỗi gia đình hãy thực hiện:

1. Bữa ăn hằng ngày cần đa dạng, phối hợp nhiều loại thực phẩm; ưu tiên lựa chọn, sử dụng thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng.

2. Cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh. Nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu; cho trẻ bú mẹ đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn.

3. Sử dụng các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng sẵn có ở địa phương cho bữa ăn bổ sung hằng ngày của trẻ; thêm mỡ hoặc dầu ăn để tăng cường hấp thu vitamin A và các vitamin tan trong chất béo.

4. Cho trẻ trong độ tuổi uống vitamin A một năm 2 lần theo hướng dẫn của trạm y tế xã, phường.

5. Trẻ từ 24 – 60 tháng tuổi cần được uống thuốc tẩy giun định kỳ 2 lần một năm; Thực hiện vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường để phòng chống nhiễm giun, sán.

6. Phụ nữ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có thai cần uống viên sắt, axit folic hoặc viên đa vi chất theo hướng dẫn.

7. Tiếp xúc ánh nắng hằng ngày, đúng cách để dự phòng thiếu vitamin D.

8. Đảm bảo an toàn thực phẩm góp phần phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng.

Bs.Lương Minh - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh


Các bài đã đăng

Xem thêm

Hộp thư điện tử

Mail Box

Mail Box

Mail Box

Website đơn vị trực thuộc
Thư viện ảnh
 

Tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị.

 

Gửi thông tin

Cơ sở dữ liệu quốc gia về VBPL

Dịch vụ công mức độ 4

danh sách cơ sở đủ điều kiện điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện

danh sách cơ sở được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học

Danh sách cơ sở đủ điều kiện diệt côn trùng diệt khuẩn

công khai địa chỉ mail lãnh đạo sở

Cơ Sở dữ liệu Quốc gia về thủ tục hành chính

sàn thương mại điện tử Hà Giang

Kho phác đồ điều trị