Hướng dẫn vệ sinh môi trường sau khi ngập lụt


Dọn dẹp vệ sinh môi trường sau lũ tại thành phố Hà Giang

Dọn dẹp vệ sinh môi trường sau lũ tại thành phố Hà Giang

1. Thu dọn đất đá, rác thải, xác động vật chết

- Bùn đất, rác thải sau khi thu dọn từ các hộ gia đình, cơ quan, công sở phải được thu gom, tập kết đúng địa điểm theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân các cấp.

- Thu gom, chôn lấp xác súc vật chết và tẩy uế chỗ có xác súc vật chết đúng nơi quy định.

- Phun hóa chất khử trùng theo hướng dẫn của ngành y tế toàn bộ khu vực nhà và các công trình vệ sinh và khu vực xung quanh. Đặc biệt là phun hóa chất khử trùng hoặc rắc vôi bột vào nơi, vị trí có xác súc vật chết. Nếu không có vôi, hoá chất khử trùng thì dùng rác khô đốt nơi súc vật chết.

- Nếu nhà tiêu và chuồng trại gia súc bị hỏng phải tu sửa và làm vệ sinh sạch sẽ.

2. Xử lý nước sinh hoạt sau lũ

a) Đối với nước khe, nước lần: Tiến hành xử lý nước khe, nước lần theo 3 bước:

- Bước 1: Thau rửa bể chứa nước hoặc vệ sinh khu vực lấy nước đầu nguồn; Vệ sinh, khơi thông bùn đất, rác thải, xác động vật chết khu vực lòng suối, khe, lần đầu nguồn tại vị trí điểm đầu dẫn nước về sử dụng sinh hoạt; Làm vệ sinh bùn đất, rác thải bể chứa nước tập trung đầu nguồn (nếu có); Kiểm tra sửa chữa toàn bộ đường ống dẫn nước từ vị trí lấy nước (vị trí khe, lần nước hoặc bế chứa nước tập trung đầu nguồn) về từng hộ gia đình.

- Bước 2: Biện pháp làm trong nước. Nước suối, khe, lần được dẫn về và chứa vào các dụng cụ chứa nước của các hộ gia đình, cơ quan, công sở (bế, téc, lu, chum...) đủ dùng sinh hoạt trong ngày để đảm bảo làm trong nước; Dùng phèn chua liều lượng 50 gam/1m­­3 nước, (50 gam tương đương nửa lạng) nếu độ đục nhiều thì tăng lượng phèn chua nhưng tối đa không quá 100 gam/1m­­3; Tán nhỏ, hoà tan hết phèn chua trong chậu; Cho nước phèn chua đã hòa tan vào bể, téc, lu, chum... chứa nước rồi khuấy đều đảm bảo nước phèn chua hòa tan trong nước sinh hoạt cần làm trong, đợi 30 phút sau mới khử trùng nước.

- Bước 3: Biện pháp Khử trùng nước: Ước lượng nước chứa trong dụng cụ chứa nước (bể, téc, lu, chum...) được dẫn từ khe, lần sau khi đã làm trong như ở bước 2 (tính bằng m3) để xác định hoá chất khử trùng. Cứ 1m­­3 nước hoà tan 10 - 20gam Chloramine B, tương đương 1 đến 2 thìa canh (tuỳ thuộc vào độ đục của nước). Múc một gáo nước (khoảng 1 -2 lít) và hoà tan lượng hoá chất nói trên vào nước (phải khuấy đều cho tan hết hóa chất). Sau đó, đổ nước hóa chất đã hòa tan vào bể, téc, lu, chum... chứa nước rồi khuấy đều đảm bảo nước khử trùng được hòa tan trong nước sinh hoạt cần khử trùng. Sau 30 phút múc nước lên ngửi có mùi Clo là dùng được. Nếu không ngửi thấy mùi Clo trong nước thì cho thêm khoảng 1/3 thìa canh bột Chloramine B/1m­­3 nước, khuấy đều rồi cho vào bể, téc, lu, chum... chứa nước đến khi nào nước có mùi Chlo mới đảm bảo. Nếu lỡ cho quá nhiều Chloramine B thì đợi đến khi nào bay hết mùi Clo mới sử dụng.

Lưu ý: Không tiến hành khử trùng đồng thời với đánh phèn; Sau khi khử trùng nếu ngửi nước có mùi Clo thì việc khử trùng mới có tác dụng; Nước sau khi đã làm trong, khử trùng vẫn phải đun sôi mới uống được.

b) Đối với giếng khơi (giếng đào): Tiến hành xử lý nước giếng khơi theo 3 bước:

* Bước 1: Thau rửa giếng:

- Làm vệ sinh thành và nền giếng, khơi thông nước ngập lụt quanh giếng.

- Trước khi làm trong và khử trùng nước, phải thau, tát, vét giếng, lấy hết bùn, rác và rửa thành giếng.

* Bước 2: Biện pháp làm trong nước

- Dùng phèn chua liều lượng 50 gam/1m­­3 nước, (50 gam tương đương nửa lạng) nếu độ đục nhiều thì tăng lượng phèn chua nhưng tối đa không quá 100 gam/1m­­3.

- Tán nhỏ, hoà tan hết phèn chua trong chậu.

- Cho nước phèn chua vào gàu múc nước thả mạnh xuống giếng rồi kéo gàu lên xuống khoảng 10 lần, đợi 30 phút sau mới khử trùng nước.

          * Bước 3: Biện pháp Khử trùng nước giếng:

- Ước lượng nước trong giếng (tính bằng m­­3) để xác định hoá chất khử trùng. Cứ 1m­­3 nước hoà tan 10 - 20gam Chloramine B, tương đương 1 đến 2 thìa canh (tuỳ thuộc vào độ đục của nước).

- Múc một gàu nước và hoà tan lượng hoá chất nói trên vào nước (phải khuấy đều cho tan hết hóa chất). Sau đó, thả mạnh gàu xuống giếng, kéo gàu lên xuống khoảng 10 lần. Sau 30 phút múc nước lên ngửi có mùi Chlo là dùng được. Nếu không ngửi thấy mùi Chlo trong nước thì cho thêm khoảng 1/3 thìa canh bột Chloramine B/1m­­3 nước, khuấy đều rồi cho vào giếng đến khi nào nước có mùi Clo mới đảm bảo.

- Dùng nước giếng này tưới lên thành giếng để khử trùng.

- Giếng đã khử trùng sau 30 phút mới sử dụng nước (phải đảm bảo lượng Clo dư (0,3 - 0,5mg/lít). Nếu lỡ cho quá nhiều Chloramine B thì đợi đến khi nào bay hết mùi Clo mới sử dụng...

Lưu ý:  Không tiến hành khử trùng đồng thời với đánh phèn. Sau khi khử trùng nếu ngửi nước có mùi Clo thì việc khử trùng mới có tác dụng. Nước sau khi đã làm trong, khử trùng vẫn phải đun sôi mới uống được.

3. Khử trùng môi trường và xử lý tử thi, xác động vật chết

a) Khử trùng môi trường

- Toàn bộ khu vực dân cư, cơ quan, đơn vị, khu vực công cộng, đặc biệt là khu vực tập trung đông người như: trường học, bệnh viện, chợ... cần phải được thực hiện tiêu độc, khử trùng theo hướng dẫn của ngành y tế để đảm bảo không phát sinh, lây lan bệnh dịch sau lũ.

- Bố trí kinh phí và cán bộ để thực hiện phun hóa chất tiêu độc khử trùng theo hướng dẫn của ngành y tế cho toàn bộ các hộ gia đình, các cơ quan, đơn vị (trường học, bệnh viện…) và khu vực công cộng (chợ, đường giao thông…) trong khu vực trung tâm lũ. Trong đó, đặc biệt là các điểm có phát hiện xác người, động vật chết.

 b) Xử lý tử thi và xác động vật chết

- Đối với tử thi người: Sau khi hoàn thành các thủ tục xác định nhân thân tiến hành bàn giao cho gia đình thực hiện chôn cất, mai táng tại nghĩa trang theo quy định của địa phương hoặc khu vực có địa hình cao ráo, xa nguồn nước và xa khu vực dân cư tập trung; trường hợp không xác định được hoặc không có gia đình đến nhận thì chính quyền địa phương phải thực hiện chôn cất, mai táng tại nghĩa trang. Trường hợp tử thi đã phân hủy phải xử lý bằng hóa chất sát trùng và phải được bao gói kín ngay tại nơi phát hiện thi thể, không để rơi rớt dịch cơ thể phân hủy tránh gây ô nhiễm môi trường, sau đó mới di chuyển về vị trí chôn cất, mai táng. Tránh di chuyển tử thi đi quá xa mới thực hiện chôn cất, mai táng.

- Đối với xác động vật chết: Thu gom, chôn lấp xác súc vật chết và tẩy uế chỗ có xác súc vật chết đảm bảo các yêu cầu sau: Khảo sát để ước tính số lượng xác xúc vật chết cần xử lý. Vị trí chôn xác súc vật chết tốt nhất là ở ngoài đồng, có thể chôn ở trong vườn nhưng phải cách xa nguồn nước ít nhất là 30m. Hố đào chôn xác súc vật sâu ít nhất là 0,8m. Đổ từ 2 - 3kg vôi bột lên trên để tẩy uế hoặc phun chloramin B liều cao 25g/l. Hàng ngày kiếm tra nơi chôn xác súc vật chết nếu phát hiện có mùi hôi thối hoặc bị đào bới thì phải lấp thêm đất và rào chắn. Trường hợp xác súc vật chết đã phân hủy, thối rữa, bốc mùi hôi thối phải xử lý bằng hóa chất sát trùng và phải được bao gói kín ngay tại nơi phát hiện, không để rơi rớt dịch xác súc vật phân hủy tránh gây ô nhiễm môi trường, sau đó mới di chuyển đến vị trí chôn.

Lưu ý: Khử trùng nơi có tử thi, xác súc vật chết: Sau khi chuyển tử thi, xác súc vật chết đi chôn phải phun thuốc khử trùng hoặc rải vôi bột nơi có tử thi, xác súc vật chết. Nếu không có vôi, hoá chất khử trùng thì dùng rác khô đốt nơi có tử thi và xác súc vật chết.


Các bài đã đăng

Xem thêm

Hộp thư điện tử

Mail Box

Mail Box

Mail Box

Website đơn vị trực thuộc
Thư viện ảnh
 

Tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị.

 

Gửi thông tin

Cơ sở dữ liệu quốc gia về VBPL

Dịch vụ công mức độ 4

danh sách cơ sở đủ điều kiện điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện

danh sách cơ sở được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học

Danh sách cơ sở đủ điều kiện diệt côn trùng diệt khuẩn

công khai địa chỉ mail lãnh đạo sở

Cơ Sở dữ liệu Quốc gia về thủ tục hành chính

sàn thương mại điện tử Hà Giang

Kho phác đồ điều trị

Poster chuyển đổi số 10-10