PHÒNG TRÁNH BỆNH VIÊM NÃO NHẬT BẢN TRONG MÙA HÈ


Viêm não Nhật Bản (VNNB) là bệnh viêm não - màng não cấp tính do vi rút có ổ chứa thiên nhiên và bệnh lây truyền do muỗi đốt. Bệnh có các thể lâm sàng rất đa dạng từ thể viêm não điển hình, viêm màng não nước trong, chỉ có sốt và đau đầu đến thể nhiễm vi rút viêm não không triệu chứng

Tiêm chủng phòng VNNB cho trẻ tại Trạm Y tế xã bản Ngò, huyện Xín Mần

Tiêm chủng phòng VNNB cho trẻ tại Trạm Y tế xã bản Ngò, huyện Xín Mần

Tác nhân gây bệnh là do vi rút VNNB gây nên. VNNB thường để lại di chứng và có tỷ lệ tử vong cao, vì vậy các biện pháp phòng, tránh bệnh cần được đặc biệt chú ý, trong đó quan trọng nhất là tiêm phòng bằng vắc xin.

     Ở Việt Nam, nhất là ở miền Bắc, bệnh VNNB thường xuất hiện tản phát hàng năm. Bệnh có tính mùa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10. Bệnh mắc ở mọi lứa tuổi nếu chưa được tiêm vắc xin. Đặc biệt gặp phổ biến ở trẻ dưới 15 tuổi, chiếm hơn 90% số ca mắc. Ước tính, khoảng 30% người bệnh VNNB nhập viện tử vong và khoảng một nửa số trường hợp sống sót bị các di chứng thần kinh và tâm thần nặng nề.

Nguyên nhân gây bệnh

Đây là một căn bệnh nhiễm trùng thần kinh, lan truyền từ súc vật như lợn, chim mang vi rút sang người qua các loại côn trùng tiếp xúc với trung gian truyền bệnh chủ yếu là muỗi Culex. Ở nước ta, loại muỗi này sinh sản mạnh vào mùa hè. Bệnh không lây trực tiếp từ người sang người. Đây là bệnh gây tổn thương thần kinh ở não bộ nên tỷ lệ tử vong rất cao (khoảng 60%). Ở Việt Nam, VNNB thường xảy ra cao điểm trong mùa hè. Đây là khoảng thời gian có nhiều mưa, nhiệt độ cao, cây trái phát triển, thuận lợi cho loài muỗi sinh sôi nảy nở và truyền bệnh.

Biểu hiện của bệnh

Các biểu hiện của VNNB là sốt kèm theo ớn lạnh, mệt mỏi, đau đầu dữ dội, buồn nôn, nôn liên tục (không liên quan đến bữa ăn của trẻ). Sau đó trẻ bước vào giai đoạn viêm não cấp tính với thân nhiệt tiếp tục cao ở mức 38-400C, đau đầu, cứng gáy, có dấu hiệu thần kinh trung ương bị thương tổn như co giật, run giật tự nhiên, thậm chí trẻ có những rối loạn ý thức, hôn mê, tiết nhiều đờm dãi. Bệnh nhân có thể phục hồi chức năng vận động nhưng chậm có thể để lại nhiều di chứng về thần kinh như mất trí nhớ, cấm khẩu, liệt, thần kinh.

Phòng bệnh

Cho đến nay, vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh viêm não Nhật Bản. Việc điều trị chủ yếu là hồi sức cấp cứu và điều trị triệu chứng như chống phù não, an thần, chống co giật, kiểm soát nhiệt độ, hỗ trợ tuần hoàn, hô hấp, ngăn ngừa bội nhiễm và dinh dưỡng, chống loét... Theo đó, người bệnh cần vệ sinh răng miệng, xoay trở để tránh loét do tư thế nằm lâu; vỗ lưng, nằm tư thế dẫn lưu đàm, hút đờm rãi; nếu có bội nhiễm, cần điều trị bằng kháng sinh. Người bệnh cũng cần được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, nâng thể trạng.

Việc phòng bệnh được Bộ Y tế khuyến cáo gồm những phương pháp sau:

Để phòng bệnh trước tiên là tránh để muỗi đốt. Cách phòng này cũng giống như các phòng của bệnh sốt xuất huyết. Thực hiện mắc màn khi nằm ngủ, sử dụng hương muỗi, thuốc xịt muỗi hoặc kem bôi chống muỗi đốt, phát quang bụi rậm khai thông cống rãnh....

Xây dựng chuồng gia súc xa nhà. Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, chuồng gia súc sạch sẽ để muỗi không có nơi trú đậu.

Biện pháp phòng bệnh tốt nhất là tiêm phòng đúng lịch và đủ liều vắc xin. Theo đó, mũi vắc xin ngừa VNNB được tiêm đầu tiên khi trẻ đủ 1 tuổi; mũi 2 sau mũi 1 từ 1-2 tuần; mũi 3 sau mũi 2 là 1 năm. Sau đó, cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại 1 lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi. Với trẻ lớn trên 5 tuổi mà chưa từng được tiêm vắc xin thì cũng tiêm càng sớm càng tốt với 3 liều cơ bản và khoảng cách các mũi tương tự như trên.

Từ năm 2015, vắc xin VNNB chính thức được triển khai trong tiêm chủng mở rộng hàng tháng. Theo đó, thay vì tổ chức tiêm chủng theo đợt diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định trong năm tùy theo từng nơi, các địa phương đã tổ chức tiêm vắc xin VNNB hàng tháng cho trẻ trong độ tuổi tiêm chủng cùng với các vắc xin khác trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Do đó, người dân có thể đưa trẻ đến tất cả cơ sở tiêm chủng để được tiêm. 

Khi có dấu hiệu sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương cần phải đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

 

Thu Ngân(Soạn) - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật


Các bài đã đăng

Xem thêm

Hộp thư điện tử

Mail Box

Mail Box

Mail Box

Website đơn vị trực thuộc
Thư viện ảnh
 

Tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị.

 

Gửi thông tin

Cơ sở dữ liệu quốc gia về VBPL

Dịch vụ công mức độ 4

danh sách cơ sở đủ điều kiện điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện

danh sách cơ sở được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học

Danh sách cơ sở đủ điều kiện diệt côn trùng diệt khuẩn

công khai địa chỉ mail lãnh đạo sở

Cơ Sở dữ liệu Quốc gia về thủ tục hành chính

sàn thương mại điện tử Hà Giang

Kho phác đồ điều trị