NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TIÊM CHỦNG


Tiêm chủng là việc đưa vắc xin vào cơ thể con người với mục đích tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch để dự phòng bệnh tật. Trong hơn 30 năm qua tiêm chủng mở rộng đã góp phần làm giảm rõ rệt các bệnh truyền nhiễm vốn phổ biến ỏ trẻ em. Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số ít các bà mẹ thiếu niềm tin vào tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ em.

Tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh tốt nhất cho trẻ

Tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh tốt nhất cho trẻ

Trong hơn 30 năm qua, chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) được triển khai thực hiện trên phạm vi toàn quốc và đạt được những kết quả đáng ghi nhận, đã góp phần giảm mắc bệnh truyền nhiễm vốn phổ biến ở trẻ em, thanh toán hoặc loại trừ được một số bệnh như bại liệt, uốn ván sơ sinh. Chương trình TCMR hoàn toàn miễn phí và đảm bảo an toàn, chất lượng. Tuy nhiên hiện vẫn còn một số ít những bậc cha mẹ nghi ngờ về độ an toàn của vắc xin trong chương trình TCMR nên chỉ đưa con em mình đi tiêm vắc xin dịch vụ hoặc thậm chí còn không cho trẻ tiêm phòng. Đây là điều rất đáng lo ngại bởi nếu không tiêm hoặc tiêm chủng không đầy đủ, trẻ sẽ không có miễn dịch phòng các bệnh truyền nhiễm, từ đó có thể mắc các bệnh như ho gà, bạch hầu, sởi,…

Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm ướt quanh năm, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều vi rút, vi khuẩn phát triển thành dịch bệnh. Hơn nữa hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với sức đề kháng kém rất dễ nhiễm bệnh, do đó các nhà chuyên môn khuyến cáo tiêm chủng cho trẻ bằng vắc xin là một trong những biện pháp phòng bệnh chủ động, hiệu quả và thiết thực nhất trước những tác nhân gây bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe.

Việc tiêm chủng cho trẻ đầy đủ không chỉ tạo sức đề kháng phòng ngừa các bệnh nguy hiểm mà còn tránh nguy cơ suy dinh dưỡng hoặc nguy cơ tàn tật, tạo điều kiện để trẻ phát triển thể chất và trí não một cách toàn diện.

  Vì vậy để đảm bảo con cái khỏe mạnh và tránh những bệnh có thể ngừa được, các bậc cha mẹ cần đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch.

  Những lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm chủng:

* Trước khi cho trẻ đi tiêm chủng, bà mẹ cần chú ý:

- Thông báo cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe hiện tại của trẻ nếu trẻ đang bệnh cấp tính, trẻ bị sốt hoặc đang sử dụng thuốc điều trị bệnh.

- Thông báo rõ cho bác sĩ về tiền sử dị ứng với thức ăn, thuốc hoặc trẻ có biểu hiện phản ứng mạnh đối với những lần tiêm chủng trước đây.

* Theo dõi trẻ đầy đủ sau khi tiêm chủng:

Các bà mẹ cần để trẻ tại điểm tiêm để theo dõi khoảng 30 phút theo hướng dẫn của cán bộ y tế và tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm. Khi xuất hiện các dấu hiệu: Khóc thét dai dẳng trên 3 giờ, sốt cao, khó thở, bỏ bú, co giật, tím tái … cần báo ngay cho cơ sở tiêm chủng và lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời cứu chữa.

* Sau khi tiêm có thể xảy ra những phản ứng thông thường:

- Sốt: sau khi tiêm trẻ có thể bị sốt nhẹ, và có thể hoàn toàn tự khỏi sau 1 đến 2 ngày. Các bà mẹ cần cho trẻ bú nhiều hơn hoặc uống nhiều nước, chườm mát bằng nước ấm và theo dõi trẻ thật kỹ lưỡng. Có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt nhưng phải có chỉ định và hướng dẫn của cán bộ y tế. Các bà mẹ không nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt dự phòng ngay sau khi trẻ vừa được tiêm ngừa.

- Chỗ tiêm bị sưng đỏ, đau… vấn đề này có thể tồn tại một ngày đến vài ngày nhưng đây hoàn toàn là phản ứng bình thường và sẽ tự khỏi. Không nên chườm, đáp hay bôi bất cứ thứ gì, thuốc gì lên vị trí tiêm.

- Dị ứng: Có thể là ban mề đay, ngứa toàn thân,… Phản ứng này thường xảy ra ở trẻ có tiền sử bị dị ứng, các biểu hiện dị ứng này thường tự khỏi sau một vài ngày. Nhưng nếu trẻ thấy khó chịu nhiều thì các bậc cha mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ.

Các phản ứng thông thường trên thường nhẹ, sẽ tự khỏi trong vòng 1 ngày. Tuy nhiên cần đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất khi thấy trẻ có một trong các dấu hiệu bất thường như sau: Sốt cao 390C liên tục; quấy khóc kéo dài trên 3 giờ; trẻ bú kém, trẻ bị tím tái, bị co giật hoặc khó thở.

Các bà mẹ cũng cần đặc biệt lưu ý: Vắc xin tiêm chủng sẽ phát huy hiệu quả cao nhất nếu trẻ được tiêm đủ liều và đúng theo lịch tiêm chủng. Vì vậy phải chủ động tiêm chủng trước khi có dịch bệnh xảy ra, không nên thấy có dịch bệnh rồi mới đi tiêm chủng vì như vậy hiệu quả của việc tiêm chủng sẽ không cao.

Ngọc Ánh (Tổng hợp)


Các bài đã đăng

Xem thêm

Hộp thư điện tử

Mail Box

Mail Box

Mail Box

Website đơn vị trực thuộc
Thư viện ảnh

Cơ sở dữ liệu quốc gia về VBPL

Dịch vụ công mức độ 4

danh sách cơ sở đủ điều kiện điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện

danh sách cơ sở được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học

Danh sách cơ sở đủ điều kiện diệt côn trùng diệt khuẩn

công khai địa chỉ mail lãnh đạo sở

Cơ Sở dữ liệu Quốc gia về thủ tục hành chính

sàn thương mại điện tử Hà Giang

Kho phác đồ điều trị

Poster chuyển đổi số 10-10