BỆNH TAY CHÂN MIỆNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH


Hiện nay, bệnh tay chân miệng (TCM) đang trong thời gian mùa dịch, đây cũng là thời điểm học sinh bước vào năm học mới do đó nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh TCM là rất lớn. Theo thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh ta đã ghi nhận 64 trường hợp mắc bệnh TCM rải rác ở hầu hết các huyện nhưng tập trung mắc nhiều ở huyện Vị Xuyên và Xín Mần. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ em, nếu không biết cách chăm sóc vệ sinh sạch sẽ cho trẻ thì dễ dẫn đến nhiều biến

BÁC SỸ KHÁM BỆNH CHO TRẺ

BÁC SỸ KHÁM BỆNH CHO TRẺ

Bệnh TCM là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 03 tuổi. Bệnh lây truyền từ người sang người theo đường tiêu hóa qua tiếp xúc với đồ dùng, đồ chơi, vật dụng dùng chung... Bệnh do vi rút đường ruột gây nên, nhóm vi rút gây bệnh hay gặp nhất Enterovirus 71.

Biểu hiện của bệnh

 Sốt cao 38-39oC, đau họng, đau miệng, loét miệng với vết loét đỏ hay phỏng nước ở niệm mạc miệng, lợi, lưỡi phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông... kích thước các nốt phỏng khoảng từ 2-5mm. Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm não, màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp và dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời.

Đường lây

Bệnh lây cao nhất trong tuần đầu và lây truyền chủ yếu qua đường tiêu hóa. Nguồn lây chính từ nước bọt, dịch phỏng nước bị vỡ, phân của trẻ bị nhiễm bệnh. Bệnh lây qua tiếp xúc trực tiếp với phân, dịch tiết mũi họng, tiếp xúc với sàn nhà, đồ chơi, bàn ghế... bị nhiễm vi rút. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn.

          Các biện pháp phòng bệnh bao gồm

 Rửa tay thường xuyên với xà phòng trước khi chuẩn bị thức ăn và ăn uống, trước khi cho trẻ nhỏ ăn, sau khi sử dụng nhà vệ sinh và sau khi thay tã cho trẻ, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với các bọng nước.

 Làm sạch môi trường bị ô nhiễm và các vật dụng bẩn (bao gồm cả đồ chơi) với xà phòng và nước, sau đó khử trùng bằng các chất tẩy rửa thông thường. Luôn lau dọn nhà cửa, nhà trẻ, trường học sạch sẽ.

 Tránh tiếp xúc gần như: Ôm, hôn, dùng chung đồ dùng... với trẻ em bị bệnh TCM cũng có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh.

 Không cho trẻ sơ sinh và trẻ em bị bệnh đi mẫu giáo, nhà trẻ, trường học hoặc nơi đông người cho tới khi khỏe hẳn. Thu gom xử lý phân của trẻ bằng cloramin B, vôi bột… tránh làm vỡ các nốt phỏng của trẻ.

 Theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh và chăm sóc y tế kịp thời nếu trẻ sốt cao, li bì, mất tỉnh táo.

 Che miệng và mũi khi hắt hơi và ho.

 Xử lý khăn giấy và tã lót đã dùng bằng cách bỏ vào thùng rác đúng cách.

Tuyệt đối không mớm cơm, thức ăn cho trẻ; không cho trẻ mút tay, ngậm mút đồ chơi, dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử khuẩn.

Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh, do bệnh lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với phân, dịch tiết mũi họng, dịch của các nốt bọng nước của người bệnh nên cách phòng bệnh tốt nhất là thực hiện tốt vệ sinh cá nhân và chăm sóc y tế kịp thời cho những trẻ bị bệnh.     

Khi thấy trẻ bị sốt và xuất hiện nốt phỏng ở bàn tay, bàn chân hoặc niêm mạc miệng, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

 

Thu Ngân (Soạn)


Các bài đã đăng

Xem thêm

Hộp thư điện tử

Mail Box

Mail Box

Mail Box

Website đơn vị trực thuộc
Thư viện ảnh

Cơ sở dữ liệu quốc gia về VBPL

Dịch vụ công mức độ 4

danh sách cơ sở đủ điều kiện điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện

danh sách cơ sở được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học

Danh sách cơ sở đủ điều kiện diệt côn trùng diệt khuẩn

công khai địa chỉ mail lãnh đạo sở

Cơ Sở dữ liệu Quốc gia về thủ tục hành chính

sàn thương mại điện tử Hà Giang

Kho phác đồ điều trị

Poster chuyển đổi số 10-10