Bệnh đái tháo đường và cách phòng tránh


Người bệnh tiểu đường có thể tiêm Insulin hằng ngày tại nhà.

Người bệnh tiểu đường có thể tiêm Insulin hằng ngày tại nhà.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là rối loạn chuyển hóa đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết. Theo thống kê, bệnh đái tháo đường chiếm tỉ lệ tới 60 - 70% các bệnh về nội tiết nói chung, gây nhiều biến chứng. Các triệu chứng của đường huyết cao bao gồm: Ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và sụt cân. Bệnh ĐTĐ nếu không được chữa trị có thể gây ra nhiều biến chứng. Trong đó các biến chứng cấp tính như: Hạ đường huyết, hôn mê nhiễm toan ceton, thậm chí tử vong. Biến chứng mạn tính bao gồm: bệnh tim mạch, đột quỵ, suy thận mạn tính, loét chân, bệnh lý võng mạc.  

Tại Việt Nam, người mắc bệnh ĐTĐ có tỉ lệ ngày càng tăng và có tới 50% người mắc ĐTĐ không biết mình bị bệnh. Ngoài ra, một số người mắc ĐTĐ còn có nguyên nhân là do các bệnh nội tiết khác, hoặc do thuốc và hóa chất…

Tại Hà Giang, theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh hiện có 3.379 người mắc ĐTĐ, chủ yếu ở độ tuổi từ 40 - 69 tuổi, số người có yếu tố nguy cơ cao mắc ĐTĐ là 6.350 người trên toàn tỉnh. Theo kết quả khám sàng lọc  trong tháng 10.2021 tỷ lệ tiền ĐTĐ (người có yếu tố nguy cơ cao mắc ĐTĐ) người độ tuổi trên 40 chiếm tỷ lệ 28,5%; tỷ lệ người mắc ĐTĐ chiếm trên 16%; tỷ lệ người tiền ĐTĐ và ĐTĐ là cao so với tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế.      

Tăng đường huyết mạn tính thường đi kèm với tổn thương lâu dài ở các cơ quan như mắt, thận, thần kinh và mạch máu.

Bệnh ĐTĐ có nguyên nhân do tuyến tụy không sản xuất đủ Insulin hoặc các tế bào của cơ thể không đáp ứng với insulin.

Có 3 loại ĐTĐ thường  gặp là:

- Đái tháo đường type 1: tuyến tụy không sản xuất đủ insulin, do vậy trước đây còn gọi là “ĐTĐ phụ thuộc insulin” hoặc “ĐTĐ vị thành niên”.

- Đái tháo đường type 2: do sự đề kháng với insulin, các tế bào không đáp ứng với insulin, do đó còn gọi là “ĐTĐ không phụ thuộc insulin”.

- Đái tháo đường thai kỳ: xảy ra khi một phụ nữ chưa hề mắc bệnh ĐTĐ nhưng trong khi mang thai lại có nồng độ đường trong máu cao.

Dấu hiệu nhận biết bệnh ĐTĐ:

Khi mắc ĐTĐ ở type 1 hoặc type 2, các biểu hiện các triệu chứng thường gặp như: Ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và sút cân.

Ngoài ra, người bệnh còn bị khô miệng, khô da, mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ, rụng tóc và rối loạn kinh nguyệt (ở phụ nữ), vết thương lâu lành, có cảm giác kiến bò ở đầu chi... Nếu bệnh nhân không được khám và điều trị có thể dẫn đến những biến chứng nặng và phức tạp ở các phủ tạng.

Biện pháp phòng bệnh

Duy trì cân nặng hợp lý

Cân nặng cơ thể là vấn đề rất cần được quan tâm đối với người bệnh mắc ĐTĐ, đặc biệt ĐTĐ type 2. Các chuyên gia khuyên rằng bằng cách này hay cách khác phải tiêu bớt chất béo dư thừa trong cơ thể để cải thiện tình hình.

Bỏ thuốc lá

Người mắc bệnh ĐTĐ thường bị tắc mạch ngoại vi, nhất là ở các chi. Hút thuốc lá càng làm mạch chi bị tắc nhiều hơn, trong trường hợp xấu, đôi khi phải dùng đến thủ thuật cắt cụt chân.

Không chỉ dừng lại ở đó, hút thuốc lá còn khiến đàn ông bị “bất lực”. Khi hút thuốc, hàm lượng LDL cholesterol (cholesterol xấu) tăng, kéo theo khả năng mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ cũng tăng.

Ăn ít chất béo

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, chế độ ăn uống khoa học là vấn đề then chốt khống chế bệnh ĐTĐ. Một chế độ ăn lành mạnh, bao gồm các loại thực phẩm ít chất béo và calo, ăn nhiều rau xanh, trái cây, nếu ăn thịt chỉ nên ăn thịt nạc.

Ăn nhiều chất xơ

Chất xơ có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh ĐTĐ, bởi nó có thể hạ thấp tỷ lệ đường trong máu. Ngoài ra, chất xơ còn có tác dụng trong việc phòng chống bệnh tim mạch.

Bổ sung thêm ngũ cốc

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người bệnh ĐTĐ nên ăn ngũ cốc như là một thành phần chủ đạo trong bữa ăn. Bên cạnh đó, người bệnh có thể ăn bổ sung bánh mì đen hay các loại bánh được chế biến từ bột mì cũng đem lại tác dụng như ý cho người bệnh ĐTĐ.

Hạn chế đường, chất béo và cacbonhydrat

Cơ thể chúng ta có khả năng hòa tan nhiều loại thức ăn khác nhau theo những tỷ lệ khác nhau: Mất từ 5 phút đến 3 giờ để tiêu hóa cacbonhydrat (có nhiều trong khoai tây), 3 đến 6 giờ để tiêu hóa protein và phải mất 8 giờ hoặc hơn để “tiêu thụ” hết thức ăn. Đó là lý do tại sao các loại thức ăn khác nhau có những ảnh hưởng khác nhau tới hàm lượng đường trong máu. Tuy nhiên, người bệnh ĐTĐ không nhất thiết phải kiêng vĩnh viễn đồ ngọt. Có điều người bệnh ĐTĐ nên hạn chế và ăn có điều độ.

Luyện tập thể dục, thể thao

Luyện tập thể dục thể thao không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn hạn chế nguy cơ béo phì. Thêm vào đó, việc luyện tập còn đem lại hiệu quả trong việc hạ thấp lượng đường và insulin trong máu. Mỗi ngày người bệnh ĐTĐ nên luyện tập khoảng 30 phút. Hãy lựa chọn hình thức luyện tập phù hợp với sức khỏe như đi bộ, đạp xe, bơi lội...

Trong đó việc khám tầm soát ít nhất 1 năm/lần đối với người chưa mắc bệnh, 6 tháng/lần đối với người có yếu tố nguy cơ và điều trị thường xuyên đối với người đã mắc bệnh là rất quan trọng.

Thu Ngân (soạn)


Các bài đã đăng

Xem thêm

Hộp thư điện tử

Mail Box

Mail Box

Mail Box

Website đơn vị trực thuộc
Thư viện ảnh

Cơ sở dữ liệu quốc gia về VBPL

Dịch vụ công mức độ 4

danh sách cơ sở đủ điều kiện điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện

danh sách cơ sở được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học

Danh sách cơ sở đủ điều kiện diệt côn trùng diệt khuẩn

công khai địa chỉ mail lãnh đạo sở

Cơ Sở dữ liệu Quốc gia về thủ tục hành chính

sàn thương mại điện tử Hà Giang

Kho phác đồ điều trị

Poster chuyển đổi số 10-10