TÁC HẠI CỦA VIỆC HÚT THUỐC LÁ ĐỐI VỚI SỨC KHỎE


Theo Tổ chức Y tế Thế giới hiện nay trên toàn thế giới có khoảng 1,3 tỷ người hút thuốc lá; cứ 8 giây lại có một người chết do hút thuốc lá. Trung bình mỗi năm có khoảng 5 triệu người chết do hút thuốc lá và ước tính đến năm 2025, con số này sẽ lên 10 triệu người

NHỮNG BỘ PHÂN CƠ THỂ BỊ BỆNH DO HÚT THUỐC

NHỮNG BỘ PHÂN CƠ THỂ BỊ BỆNH DO HÚT THUỐC

Tại Việt Nam, tỷ lệ hút thuốc ở nam giới là 56,1%, ở nữ là 1,8%, và mỗi năm có khoảng 30.000 - 40.000 ca tử vong do thuốc lá. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, 10% dân số Việt Nam (khoảng 7 triệu người) sẽ chết sớm do hút thuốc lá. Cũng theo ước tính của Tổ chức Sức khỏe Thế giới, tới năm 2020 số người Việt Nam chết do sử dụng thuốc lá sẽ nhiều hơn số người chết do HIV/AIDS, lao, tai nạn giao thông và tự tử cộng lại.

          Khói thuốc lá chứa tới hơn 7.000 chất hoá học, phần lớn là chất độc hại, trong đó 69 chất là tác nhân gây ung thư, đặc biệt nguy hiểm là nicotin. Nicotin dưới dạng tinh khiết đó là chất lỏng trong suốt, có mùi khó chịu và vị đắng, dễ tan trong nước và dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng, hô hấp, thậm chí qua cả da. Một giọt nicotin có thể đầu độc chết 3 con ngựa nặng từ 180-200kg. Một liều nicotin khoảng 50-75 mg (tương ứng lượng nicotin có trong 20-25 điếu thuốc) đủ gây tử vong cho người. Tuy nhiên người nghiện hút thuốc lá không bị mắc bệnh hay tử vong ngay vì liều lượng Nicotin ngấm dần vào cơ thể chứ không hấp thụ ngay lập tức.

          Khi hút thuốc lá hoặc sống chung với người hút thuốc, khói thuốc hít qua phổi ngấm vào máu, tích luỹ lâu ngày trở thành điều kiện và nguyên nhân gây nên các bệnh như:

        

HÚT THUỐC GÂY UNG THƯ PHỔI

  - Bệnh lý ở hệ hô hấp: Khói thuốc lá gây nên các bệnh lý như viêm mũi mạn tính, viêm họng mạn tính, viêm thanh quản mạn tính, viêm phế quản mạn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; ung thư xoang hàm, vòm họng, thanh quản, phế quản; ung thư phổi (chiếm 90%)...

          - Bệnh lý hệ mạch máu: Nicotin có trong thuốc lá sẽ làm cho nhịp tim nhanh, lâu ngày gây suy tim và bị bệnh tim rất nguy hiểm. Khi hút thuốc lá nhiều làm cho nồng độ Nicotine trong máu tăng lên, gây co mạch, làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim làm tim phải làm việc nhiều hơn bình thường có thể gây ra rối loạn nhịp tim. Do đó, những người hút thuốc lá nhiều, hút lâu năm thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng cao. Bên cạnh đó, khi hút thuốc lá, ngay lập tức sẽ làm tăng nồng độ chất Cathecholamine trong máu, đây là chất nội tiết có vai trò kích thích hệ thống thần kinh giao cảm của cơ thể và khi hút thuốc lá cũng làm tăng chất carbon monoxid. Khi các chất này tăng lên làm khởi phát những cơn đau thắt ngực hoặc làm tăng nặng thêm bệnh tim mạch.

          - Ung thư các cơ quan: Hút thuốc lá có thể gây các bệnh lý như ung thư môi, ung thư thực quản, ung thư bàng quang và thận, ung thư cổ tử cung, ung thư vú....

          - Các ảnh hưởng của thuốc lá lên chức năng sinh sản: Các chất chuyển hóa trong khói thuốc tích tụ trong tinh dịch làm kìm hãm sự hoạt động của hệ thống enzym choline acetyltransferase có vai trò quan trọng đối với sự hoạt động của tinh dịch; đồng thời nó cũng làm suy giảm nồng độ testosterone tham gia vào việc sản xuất tinh trùng. Vì vậy nam giới hút thuốc lá có thể bị giảm số lượng tinh trùng. Ngoài ra còn gây suy nhược sinh dục hay liệt dương, giảm trọng lượng thai nhi, sinh non. Đối với nữ, hút thuốc lá có thể gây nên băng huyết sau sinh, dễ sẩy thai, tăng khản năng thai nhi bị dị tật bẩm sinh.

          - Ảnh hưởng của thuốc lá lên hệ thần kinh: Hút thuốc lá sẽ làm dư thừa hợp chất Dopamine, đây là một trong những nhân tố chính khiến não bộ suy giảm chức năng, gây bệnh tâm thần, ví dụ như tâm thần phân liệt.

          - Những rối loạn về da: Hút thuốc lá sẽ lấy đi ô-xy và dưỡng chất trong da một cách thường xuyên, vì vậy da những người hút thuốc sẽ thường xám lại, xuất hiện sớm các vết nhăn trên mặt hay mất màu. Những thay đổi này có thể bắt đầu từ khi sử dụng thuốc lá.

          Như vậy, hút thuốc lá sẽ gây ảnh hưởng đến rất nhiều cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Những người đang hút thuốc lá nếu bỏ được, cơ thể sẽ không còn tích luỹ chất độc, loại từ nguyên nhân và điều kiện gây các bệnh đã nêu trên. Nếu bỏ thuốc trước tuổi 50 sẽ giảm được 50% nguy cơ chết trước 65 tuổi; giảm 50% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch sau khi bỏ thuốc được 1 năm, giảm 50% nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi sau khi bỏ thuốc 10 năm.

          Việc xây dựng nơi làm việc, cộng đồng không khói thuốc lá là một nhu cầu rất quan trọng nằm trong Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân và cộng đồng là trách nhiệm của các ngành các cấp trong toàn tỉnh. Vì vậy, để hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá (25 - 31.5) chúng ta hãy cùng nhau: "HÃY NÓI KHÔNG VỚI THUỐC LÁ".

 

Bs. Hoàng Cẩm


Các bài đã đăng

Xem thêm

Hộp thư điện tử

Mail Box

Mail Box

Mail Box

Website đơn vị trực thuộc
Thư viện ảnh

Cơ sở dữ liệu quốc gia về VBPL

Dịch vụ công mức độ 4

danh sách cơ sở đủ điều kiện điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện

danh sách cơ sở được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học

Danh sách cơ sở đủ điều kiện diệt côn trùng diệt khuẩn

công khai địa chỉ mail lãnh đạo sở

Cơ Sở dữ liệu Quốc gia về thủ tục hành chính

sàn thương mại điện tử Hà Giang

Kho phác đồ điều trị

Poster chuyển đổi số 10-10