Vai trò của gia đình trong phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em


Ngăn chặn tình trạng xâm hại trẻ em (nguồn Anninhthudo)

Ngăn chặn tình trạng xâm hại trẻ em (nguồn Anninhthudo)

        Tình trạng xâm hại trẻ em trong những năm gần đây đang có xu hướng tăng, gây bức xúc dư luận, đặc biệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, tâm sinh lý, sự phát triển của trẻ em, sự bình yên, hạnh phúc của mỗi gia đình. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng trong 02 năm 2017 – 2018 toàn quốc xảy ra hơn 3100 vụ bạo lực, xâm hại trẻ em, trong đó có 2.643 vụ xâm hại tình dục.

        Xâm hại tình dục ở trẻ em gây ra những tổn thương nặng nề tại bộ phận sinh dục như: Trẻ bị nhiễm trùng đường tiết niệu, chảy máu kéo dài ở bộ phận sinh dục hoặc có thể bị nhiễm các bệnh xã hội, bệnh lây truyền qua đường tình dục… những trường hợp xâm hại tình dục đi kèm với bạo lực có thể khiến trẻ tử vong. Với các em nữ việc bị xâm hại tình dục có thể khiến các em mang thai ngoài ý muốn gây nguy hiểm cho bản thân và thai nhi vì cơ thể các em chưa phát triển hoàn chỉnh. Trẻ bị xâm hại dễ bị mặc cảm và khó hòa nhập với cộng đồng.  

        Theo phân tích của các nhà chức năng, một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trẻ em bị xâm hại lại phần lớn xuất phát từ yếu tố gia đình. Thực tế hiện nay, nhiều bậc cha mẹ chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của họ và gia đình trong bảo vệ, chăm sóc, phát triển toàn diện trẻ em. Bản thân cha mẹ chưa dành nhiều thời gian chăm sóc, gần gũi con cái, hạn chế trong trao đổi với trẻ về các nguy cơ bị xâm hại, thiếu trách nhiệm với trẻ… do đó khi bị xâm hại tình dục đa phần các em đều có tâm lý sợ hãi, mặc cảm, tự ti, nên không dám chia sẻ, không dám tố giác kẻ phạm tội, trẻ rơi vào trạng thái hoảng sợ và cảm thấy không có lối thoát. Vì thế, sau khi bị xâm hại tình dục không ít trẻ đã rơi vào trạng thái suy sụp tinh thần, thậm chí có suy nghĩ tìm đến cái chết, kết thúc cuộc đời.

       Để phòng chống xâm hại trẻ em cần phải có sự vào cuộc của các ban ngành chức năng, đoàn thể, song hơn hết cần phát huy vai trò giáo dục trẻ ngay tại gia đình. Bởi gia đình là môi trường sống đầu tiên, là nơi hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người cũng như là chốn bình yên nhất của mỗi người. Do đó, mỗi gia đình, thành viên gia đình, đặc biệt là những bậc cha mẹ trước hết phải hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc phòng, chống xâm hại cho con, cháu của mình. Gia đình cũng cần phối hợp với nhà trường, hướng dẫn cho con, cháu những kiến thức, kỹ năng trong việc nhận diện, phòng, chống các hành vi xâm hại trẻ em, đồng thời, cha mẹ không nên né tránh mà cần thường xuyên trò chuyện với con cái về những vấn đề tế nhị, dạy cho trẻ em biết rằng không ai được chạm vào “chỗ riêng tư” của trẻ; dạy cho trẻ biết những hành vi lạm dụng tình dục là phạm pháp và quyền mình được bảo vệ và tự bảo vệ. Trẻ có quyền từ chối những cái ôm hoặc những tiếp xúc gây khó chịu; cần dạy trẻ không bao giờ được nhận quà của người lạ và đi vào chỗ kín, nơi vắng vẻ với một ai nếu không có sự đồng ý của bố mẹ. Trang bị cho con biết cách phòng vệ trước những đối tượng có ý định thực hiện hành vi đồi bại…

        Bên cạnh đó, cha mẹ cũng là người gần con nhất để có thể nhận ra những thay đổi bất thường trong sinh hoạt thường ngày của con như: ăn uống, thái độ né tránh người khác; khóc, la hét, hoảng hốt bật dậy trong đêm, ai động vào thì vung chân, tay loạn xạ… Nhận biết những dấu hiệu sớm, cha mẹ sẽ chia sẻ, giúp trẻ vượt qua được những giai đoạn khó khăn, nhanh chóng hòa nhập lại với cuộc sống, phòng tránh những hậu quả nghiêm trọng và ảnh hưởng đến cuộc sống và tương lai say này của trẻ.

Hồng Mai (tổng hợp)


Các bài đã đăng

Xem thêm

Văn bản mới
20/TB-SNV Mới V/v Thông báo Danh mục thủ tục hành chính của ngành Nội vụ áp dụng trên địa bàn tỉnh Hà Giang 1131/QĐ-UBND Mới V/v công bố Danh mục thủ tục hành chính đủ điều kiện thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình của ngành Nội vụ, ngành Y tế, ngành Giáo dục và Đào tạo áp dụng trên địa bàn tỉnh Hà Giang 1090/QĐ-UBND Mới V/v Phê duyệt Phương án uỷ quyền trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang 2570/QĐ-BYT Mới V/v Bổ sung danh mục thủ tục hành chính đã được phê duyệt tại quyết định số 1556/QĐ-BYT ngày 06/06/2024 về danh mục thủ tục hành chính đủ điều kiện thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình 291/CV-BV Mới V/v Mời chào giá thiết bị văn phòng 85/TB-CDC Mới Về việc mời đơn vị tham gia tư vấn, lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu và Thẩm định hồ sơ mời thầu, thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu 38/2024/QĐ-UBND Mới V/v quy định danh mục thời gian tính hao mòn và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định vô hình, danh mục tài sản cố định đặc thù thuộc phạm vi quản lý tỉnh Hà Giang 2456/QĐ-BYT Mới V/v công bố danh mục thủ tục hành chính sửa đổi bổ sung mức phí theo thông tư 43/2024/TT-BTC 73/CV-BV Mới V/v yêu cầu báo giá mời chào các mặt hàng thiết bị A10 1036/QĐ-UBND Mới V/v Công bố thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước của ngành Y tế áp dụng trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Hộp thư điện tử

Mail Box

Mail Box

Mail Box

Website đơn vị trực thuộc
Thư viện ảnh
 

Tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị.

 

Gửi thông tin

Cơ sở dữ liệu quốc gia về VBPL

Dịch vụ công mức độ 4

danh sách cơ sở đủ điều kiện điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện

danh sách cơ sở được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học

Danh sách cơ sở đủ điều kiện diệt côn trùng diệt khuẩn

công khai địa chỉ mail lãnh đạo sở

Cơ Sở dữ liệu Quốc gia về thủ tục hành chính

sàn thương mại điện tử Hà Giang

Kho phác đồ điều trị