TẬP HUẤN NÂNG CAO NĂNG LỰC GIÁM SÁT VÀ ĐÁP ỨNG PHÒNG CHỐNG CÚM A/H7N9


Ngày 20.9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp với Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương; Chi cục Thú y vùng II tổ chức tập huấn nâng cao năng lực giám sát phòng chống cúm A(H7N9) cho cán bộ phụ trách phòng chống dịch bệnh của các đơn vị y tế và Thú y tuyến tỉnh, huyện

Đ/c Nguyễn Trần Tuấn – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phát biểu khai mạc tại lớp tập huấn

Đ/c Nguyễn Trần Tuấn – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phát biểu khai mạc tại lớp tập huấn

Dự lớp tập huấn có Ts Ngũ Duy Nghĩa – Phụ trách khoa Kiểm soát Bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương; Phạm Xuân Trường – Phó phòng Dịch tễ, Chi cục Thú Y vùng II; Ths Nguyễn Trần Tuấn – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.

          Vi rút cúm A(H7N9) được xác định có nguồn gốc từ gia cầm nhưng chưa gây bệnh lâm sàng cho gia cầm; vi rút lây truyền từ gia cầm sang người, gây bệnh cho người và tỷ lệ tử vong cao. Qua giám sát việc vận chuyển gà loại thải ở Trung Quốc cho thấy nhiều loại gà thải được vận chuyển từ phía Bắc xuống phía Nam, đưa vào tỉnh Quảng Tây và tỉnh Vân Nam giáp biên giới Việt Nam, trong đó qua các tỉnh đã phát hiện nhiễm cúm A(H7N9). Vi rút cúm A(H7N9) cũng được phát hiện trên gia cầm và trên người ở tỉnh Quảng Tây. Trong khi đó, các hoạt động buôn bán, vận chuyển bất hợp pháp động vật và sản phẩm động vật qua biên giới vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt. Vì vậy, nguy cơ vi rút cúm A(H7N9) xâm nhập vào nước ta trong thời gian tới là rất cao.

          Trong 02 ngày tập huấn, học viên được các giảng viên cập nhật tình hình và hoạt động giám sát cúm gia cầm trên thế giới và Việt Nam; giới thiệu Thông tư liên tịch số 16/2013/TTLT-BYT-BNN&PTNT về phối hợp liên ngành Y tế - Thú y trong giám sát phòng chống bệnh lây truyền từ động vật sang người; hướng dẫn giám sát, xử lý ổ dịch cúm A(H7N9) trên người, gia cầm; nguyên lý khử khuẩn và hướng dẫn sử dụng hóa chất Chloramine B trong công tác phòng chống dịch; các bước điều tra ổ dịch cúm A(H7N9) trên người, gia cầm; sử dụng trang phục bảo hộ cá nhân trong giám sát phòng chống cúm A(H7N9); hướng dẫn thu thập, bảo quản, vận chuyển mẫu bệnh phẩm cúm A(H7N9) trên người, gia cầm; thực hành các bài tập tình huống điều tra xử lý ổ dịch...

Thông qua lớp tập huấn các học viên được nâng cao kiến thức nhằm chủ động phát hiện sớm, đáp ứng kịp thời từ đó giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, ngăn chặn không để bùng phát thành dịch đồng thời góp phần tăng cường hơn nữa sự phối kết hơp liên ngành Y tế - Thú y các tuyến trong hoạt động phòng chống các bệnh dịch lây truyền từ động vật sang người.

 

Hồng Mai - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật  


Các bài đã đăng

Xem thêm

Hộp thư điện tử

Mail Box

Mail Box

Mail Box

Website đơn vị trực thuộc
Thư viện ảnh

Cơ sở dữ liệu quốc gia về VBPL

Dịch vụ công mức độ 4

danh sách cơ sở đủ điều kiện điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện

danh sách cơ sở được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học

Danh sách cơ sở đủ điều kiện diệt côn trùng diệt khuẩn

công khai địa chỉ mail lãnh đạo sở

Cơ Sở dữ liệu Quốc gia về thủ tục hành chính

sàn thương mại điện tử Hà Giang

Kho phác đồ điều trị

Poster chuyển đổi số 10-10