Tập huấn hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng một số bệnh do ký sinh trùng gây nên tại huyện Quang Bình


Giảng viên chia sẻ kiến thức tại lớp tập huấn.

Giảng viên chia sẻ kiến thức tại lớp tập huấn.

Từ ngày 24 -26.9 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật phối hợp Trung tâm Y tế huyện Quang Bình tổ chức tập huấn hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng chống các bệnh do ký sinh trùng gây nên. Tham gia tập huấn có 40 học viên là cán bộ khoa Kiểm soát dịch bệnh, Trung tâm Y tế; cán bộ phụ trách chương trình ký sinh trùng, côn trùng của Trạm Y tế 15 xã, thị trấn; cán bộ Y tế các trường Mầm non, Tiểu học thuộc huyện Quang Bình.

Trong thời 3 ngày học viên đã được các bác sĩ Khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, cập nhật những nội dung cơ bản như: Biện pháp phòng chống bệnh ký sinh trùng; hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh do giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim …; bệnh sán lá nhỏ, bệnh ấu trùng sán lợn; hướng dẫn tẩy giun đường ruột.

Do đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng nóng ẩm, mưa nhiều nên tỉnh Hà Giang nói chung và huyện Quang Bình nói riêng là vùng có khí hậu thuận lợi cho giun sán phát triển và lây lan, đặc biệt là giun sán đường tiêu hóa.

Thông thường, người nhiễm bệnh giun sán có những biểu hiện như: đau bụng (có khi nhầm lẫn với đau dạ dày); táo bón hoặc tiêu chảy (có thể tiêu chảy kèm máu); đầy bụng khó tiêu; buồn nôn, nôn; chán ăn; tắc ruột ở trẻ nhỏ do lòng ruột bị tắc vì chứa quá nhiều giun; đau bụng dưới, đau thượng vị, đau quanh rốn; dị ứng (phát ban, nổi mề đay); thiếu máu (da xanh xao, mệt mỏi); ảnh hưởng thần kinh (kém tập trung, giảm trí nhớ, lo âu); trẻ em thì có một số triệu chứng như: Nghiến răng, quấy khóc vào ban đêm, suy dinh dưỡng, bụng to, chậm lớn, ngứa hậu môn, học kém.

Để phòng ngừa bệnh giun sán mọi người nên tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần, sử dụng thuốc tẩy giun theo hướng dẫn của bác sỹ; rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; giữ vệ sinh cá nhân (cắt ngắn móng tay, móng chân); thực hiện ăn chín, uống sôi, rau sống cần rửa sạch trước khi ăn; đi giày, dép, găng tay khi tiếp xúc với đất ẩm; không để ruồi nhặng bậu vào thức ăn; không để chó, lợn, gà...tha phân gây ô nhiễm môi trường; người mắc bệnh giun, sán cần phải được khám và điều trị triệt để theo đúng phác đồ của Bộ Y tế./.

Giáp Dung - TTYT Quang Bình


Các bài đã đăng

Xem thêm

Hộp thư điện tử

Mail Box

Mail Box

Mail Box

Website đơn vị trực thuộc
Thư viện ảnh

Cơ sở dữ liệu quốc gia về VBPL

Dịch vụ công mức độ 4

danh sách cơ sở đủ điều kiện điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện

danh sách cơ sở được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học

Danh sách cơ sở đủ điều kiện diệt côn trùng diệt khuẩn

công khai địa chỉ mail lãnh đạo sở

Cơ Sở dữ liệu Quốc gia về thủ tục hành chính

sàn thương mại điện tử Hà Giang

Kho phác đồ điều trị

Poster chuyển đổi số 10-10