MỘT SỐ VIỆC KHÔNG NÊN LÀM SAU KHI UỐNG RƯỢU, BIA


Ngày nay vào các dịp liên hoan, gặp mặt bạn bè, hay lễ Tết, thì rượu, bia được xem là một thức uống không thể thiếu trong những cuộc vui đó. Thế nhưng, sau mỗi cuộc vui nhiều người có thể bị say hoặc choáng váng, khiến không còn tỉnh táo, không làm chủ được hành động của mình, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, bài viết dưới đây giúp bạn thêm thông tin về một số việc không nên làm sau khi uống rượu, bia để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra

          1. Không uống quá nhiều cà phê, trà đặc, đồ uống có ga

         Sau khi uống rượu, bia xong cơ thể chúng ta sẽ bị mất nước và có cảm giác rất khát nước, nhiều người tìm đến những loại đồ uống như cà phê, nước uống có ga... Tuy nhiên khi cơ thể đang có chất cồn trong người thì không nên uống nhiều cà phê, vì những thức uống này sẽ khiến cho tình trạng thiếu nước trong cơ thể trầm trọng hơn.

         Uống trà đặc có thể làm tim quá hưng phấn, khiến tim đập nhanh hơn không có lợi cho thận, khi thận đang phải đào thải cồn từ bia, rượu.

         Nhiều người có thói quen uống cả rượu và nước ngọt hoặc pha rượu và nước ngọt để uống, điều này rất nguy hại cho cơ thể. Rượu trắng thông thường có chứa cồn, khi rượu và khí ga gặp nhau trong cơ thể, sẽ làm cho lượng cồn nhanh chóng lan tỏa khắp cơ thể, đồng thời sản sinh ra lượng CO2 gây nguy hại cho gan, thận và dạ dày, đường ruột. Nó kích thích niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng tiêu hóa, đồng thời người mắc bệnh dạ dày, đường ruột nếu sau khi uống rượu, uống cùng nước có ga thì sẽ làm cho ruột và dạ dày chảy máu..

         2. Không uống thuốc
         Sau khi uống rượu mà thấy trong người có triệu chứng sốt, khi đó tốt nhất bạn không nên uống thuốc hạ sốt ngay. Vì trong thuốc hạ sốt có chứa chất tylenol, khi chất này gặp cồn trong rượu, bia sẽ phản ứng hóa học, sinh ra chất độc hại dẫn đến viêm gan, thậm chí gây tổn thương nghiêm trọng đến gan, có thể dẫn đến tử vong. Ngoài thuốc hạ sốt thì những loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, hạ đường huyết…khi đang có chất cồn trong người không được uống, đây là nguyên nhân dẫn đến xuất huyết dạ dày, thậm chí thủng dạ dày…

         Cách tốt nhất để giúp giải rượu đó là nên uống thật nhiều nước, đặc biệt là những loại nước bổ sung chất điện giải cho cơ thể, hoặc những loại nước bổ sung vitamin C như nước cam pha loãng giúp duy trì lượng máu ở mức ổn định trong cơ thể.

         3. Không nên tắm

         Khi có chất cồn trong cơ thể khiến bạn thấy nóng trong người và muốn được đi tắm, nhưng khi uống rượu, bia không được tắm bất kể nước nóng hay nước lạnh. Tắm nước nóng hoặc tắm hơi khiến nhiệt tích tụ trong cơ thể không được thoát ra, tăng thêm cảm giác say rượu, dẫn đến buồn nôn thậm chí chóng mặt, choáng váng hoặc ngất xỉu.

         Tắm nước lạnh không những không làm tỉnh rượu, trái lại khiến gan không kịp bổ sung đường glucose tiêu hao trong máu, cộng với sự kích thích của nước lạnh khiến mạch máu co rút, dễ dẫn đến cảm lạnh, thậm chí vỡ mạch máu.

         4. Không đi ngủ ngay

         Khi uống rượu xong bạn rất muốn đi ngủ. Nhưng nếu sau khi uống rượu mà đi ngủ ngay lập tức thì sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất trong cơ thể, gây nguy hại cho gan.

         Ngoài gây hại cho gan thì hệ hô hấp cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Vì thế sau khi uống rượu chúng ta không nên đi ngủ ngay mà hãy nên rửa mặt bằng nước lạnh, sau đó ngồi nghỉ ngơi.

         Rất nhiều trường hợp bị trúng độc rượu quá nặng, sau đó đi ngủ luôn có thể dẫn tới tử vong mà không ai biết. Vì vậy khi gia đình bạn có người uống rượu say cần phải có người ở bên cạnh để chăm sóc giúp họ giải rượu, cách 2 tiếng thì lại gọi họ dậy và cho uống ít nước lọc hoặc nước mật ong để giúp họ tỉnh táo hoàn toàn         

         5. Không đi ra lạnh

         Do cồn kích thích cho mạnh máu giãn nở, tuần hoàn máu tăng khiến da mần đỏ, thâm nhiệt tăng vì vậy dễ mắc bệnh do gặp lạnh sau khi uống rượu, bia

         Khi trong cơ thể có cồn thì tốt nhất không nên đi ra ngoài lạnh hoặc ngồi dưới quạt mạnh sẽ khiến cho cơ thể bạn dễ bị cảm lạnh, trúng gió./.

 

Lan Anh ( Biên soạn)  Trung tâm TT-GDSK


Các bài đã đăng

Xem thêm

Văn bản mới
15/2024/TT-BYT Mới V/v Ban hành danh mục thực phẩm và phụ gia thực phẩm 1146/QĐ-UBND Mới V/v thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính của các ngành: Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế áp dụng trên địa bàn tỉnh Hà Giang năm 2024 110/TB-TTYT Mới V/v Mời cung cấp báo giá máy photo máy tính văn phòng 20/TB-SNV Mới V/v Thông báo Danh mục thủ tục hành chính của ngành Nội vụ áp dụng trên địa bàn tỉnh Hà Giang 1131/QĐ-UBND Mới V/v công bố Danh mục thủ tục hành chính đủ điều kiện thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình của ngành Nội vụ, ngành Y tế, ngành Giáo dục và Đào tạo áp dụng trên địa bàn tỉnh Hà Giang 1090/QĐ-UBND Mới V/v Phê duyệt Phương án uỷ quyền trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang 2570/QĐ-BYT Mới V/v Bổ sung danh mục thủ tục hành chính đã được phê duyệt tại quyết định số 1556/QĐ-BYT ngày 06/06/2024 về danh mục thủ tục hành chính đủ điều kiện thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình 291/CV-BV Mới V/v Mời chào giá thiết bị văn phòng 85/TB-CDC Mới Về việc mời đơn vị tham gia tư vấn, lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu và Thẩm định hồ sơ mời thầu, thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu 38/2024/QĐ-UBND Mới V/v quy định danh mục thời gian tính hao mòn và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định vô hình, danh mục tài sản cố định đặc thù thuộc phạm vi quản lý tỉnh Hà Giang
Hộp thư điện tử

Mail Box

Mail Box

Mail Box

Website đơn vị trực thuộc
Thư viện ảnh
 

Tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị.

 

Gửi thông tin

Cơ sở dữ liệu quốc gia về VBPL

Dịch vụ công mức độ 4

danh sách cơ sở đủ điều kiện điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện

danh sách cơ sở được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học

Danh sách cơ sở đủ điều kiện diệt côn trùng diệt khuẩn

công khai địa chỉ mail lãnh đạo sở

Cơ Sở dữ liệu Quốc gia về thủ tục hành chính

sàn thương mại điện tử Hà Giang

Kho phác đồ điều trị