LƯU Ý TRONG SỬ DỤNG NẤM ĐỂ ĐỀ PHÒNG NGỘ ĐỘC


Không chỉ các loại nấm độc mới có thể gây ra ngộ độc. Một số loại nấm không độc thường dùng làm thực phẩm cũng có thể sản sinh ra chất độc

           Là nước nằm trong vùng nhiệt đới, khí hậu nóng và ẩm nên nước ta có rất nhiều loại nấm mọc tự nhiên ở khắp nơi, song tập trung nhiều ở rừng và những vùng ẩm thấp có cây cối rậm rạp, ít ánh sáng. Nấm rất phong phú về chủng loại, tuy nhiên nấm ăn được và an toàn cho con người thì rất ít. Ngoài tự nhiên có khoảng trên 100 loại nấm dại, song loại nấm ăn được chỉ có khoảng từ 30 – 40 loại. Có những loại nấm độc rất giống nấm thường, mọc lẫn với nấm ăn được, khiến người đi hái nấm rất dễ bị nhầm, khi ăn sẽ gây ngộ độc thậm chí ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng con người. Trên thực tế đã có rất nhiều vụ ngộ độc khiến nhiều người tử vong do sử dụng nấm độc và không rõ nguồn gốc.

           Qua quá trình điều tra, nghiên cứu của Chi cục Vệ sinh An toàn thực phẩm tỉnh cho thấy phần lớn các vụ ngộ độc do ăn phải nấm độc thường xảy ra tại bữa ăn hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, sống ở vùng sâu, vùng xa, có thói quen hái nấm ở rừng nhưng không biết rõ nguồn gốc và cũng không biết là nấm độc hay nấm ăn được nhưng vẫn đem về để chế biến cho cả gia đình cùng ăn, do vậy đã dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng.

           Theo nhận định của các chuyên gia, so với các loại ngộ độc khác thì ngộ độc nấm xảy ra ít hơn về số ca, nhưng tỷ lệ tử vong lại rất cao. Việc phân biệt giữa nấm độc và không độc rất khó, thậm chí là không thể phân biệt được, nhất là các loại nấm mọc hoang ở vườn, ruộng hay nấm hái trong rừng... Rất nhiều người thường có những lầm tưởng về cách nhận biết nấm độc như: nấm độc là loại nấm có màu sặc sỡ, còn các loại nấm bị sâu bọ ăn là nấm không độc; thử nấm bằng thìa, đũa, dây chuyền có thể phát hiện nấm độc hay thử cho động vật (chó, mèo) ăn sau 1 – 2 giờ, nếu không có vấn đề gì thì đó là nấm không độc… Trên thực tế một số loại nấm có màu trắng hoặc có màu giống nấm thường nhưng vẫn có thể gây độc. Các chất độc có trong nấm có thể phát tác ngay sau khi ăn, nhưng có những loại gây phản ứng sau tận 12 – 24 giờ. Các độc tố có trong nấm cũng không tác dụng với bạc nên không gây đổi màu. Vì thế, việc thử độc tố trong nấm bằng các cách như cho chó, mèo ăn hay dùng bạc không mang lại kết quả chính xác.

          Không chỉ các loại nấm độc mới có thể gây ra ngộ độc. Một số loại nấm không độc thường dùng làm thực phẩm cũng có thể sản sinh ra chất độc nếu chúng ta để quá lâu hay làm dập, nát. Do vậy, chúng ta cần hết sức thận trọng khi dùng nấm làm thực phẩm trong quá trình chế biến.

          Theo các nhà chuyên môn để hạn chế những vụ ngộ độc do nấm độc, trong khi sử dụng nấm chúng ta cũng nên lưu ý như: Không ăn nấm khi không biết rõ nguồn gốc; không ăn nấm rừng và nấm mọc tự nhiên khi không biết đó là nấm độc hay nấm không độc; kiểm tra nấm thật kỹ trước khi nấu và khi biết chắc chắn nấm ăn được mới được ăn, tuyệt đối không dùng nấm lạ; mỗi lần dùng không nên dùng nhiều loại lẫn lộn mà chỉ nấu một loại nấm duy nhất; không hái nấm non để ăn vì khi nấm còn non chúng ta chưa thấy hết đặc điểm cấu tạo của nấm nên không xác định rõ loại nấm đó có độc hay không; không ăn nấm quá già; trước khi xào nấu nấm, nên luộc nấm trước sẽ làm giảm bớt độc tính của nấm; khi mua nấm ở chợ, nên mua loại đã từng ăn. Ngoài ra, khi ăn nấm không nên uống rượu vì chất độc của nấm ngấm rất nhanh vào máu, làm tăng thêm độc tính của chất độc; không ăn thử hoặc cho động vật ăn thử, vì có loại nấm xuất hiện ngộ độc rất muộn 20 - 24 giờ vì khi thử vừa không biết được loại nấm độc hay không nên rất nguy hiểm, có thể chết người nếu thử phải nấm độc.

Ngọc Ánh (Tổng hợp)


Các bài đã đăng

Xem thêm

Văn bản mới
20/TB-SNV Mới V/v Thông báo Danh mục thủ tục hành chính của ngành Nội vụ áp dụng trên địa bàn tỉnh Hà Giang 1131/QĐ-UBND Mới V/v công bố Danh mục thủ tục hành chính đủ điều kiện thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình của ngành Nội vụ, ngành Y tế, ngành Giáo dục và Đào tạo áp dụng trên địa bàn tỉnh Hà Giang 1090/QĐ-UBND Mới V/v Phê duyệt Phương án uỷ quyền trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang 2570/QĐ-BYT Mới V/v Bổ sung danh mục thủ tục hành chính đã được phê duyệt tại quyết định số 1556/QĐ-BYT ngày 06/06/2024 về danh mục thủ tục hành chính đủ điều kiện thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình 291/CV-BV Mới V/v Mời chào giá thiết bị văn phòng 85/TB-CDC Mới Về việc mời đơn vị tham gia tư vấn, lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu và Thẩm định hồ sơ mời thầu, thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu 38/2024/QĐ-UBND Mới V/v quy định danh mục thời gian tính hao mòn và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định vô hình, danh mục tài sản cố định đặc thù thuộc phạm vi quản lý tỉnh Hà Giang 2456/QĐ-BYT Mới V/v công bố danh mục thủ tục hành chính sửa đổi bổ sung mức phí theo thông tư 43/2024/TT-BTC 73/CV-BV Mới V/v yêu cầu báo giá mời chào các mặt hàng thiết bị A10 1036/QĐ-UBND Mới V/v Công bố thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước của ngành Y tế áp dụng trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Hộp thư điện tử

Mail Box

Mail Box

Mail Box

Website đơn vị trực thuộc
Thư viện ảnh
 

Tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị.

 

Gửi thông tin

Cơ sở dữ liệu quốc gia về VBPL

Dịch vụ công mức độ 4

danh sách cơ sở đủ điều kiện điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện

danh sách cơ sở được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học

Danh sách cơ sở đủ điều kiện diệt côn trùng diệt khuẩn

công khai địa chỉ mail lãnh đạo sở

Cơ Sở dữ liệu Quốc gia về thủ tục hành chính

sàn thương mại điện tử Hà Giang

Kho phác đồ điều trị