Hưởng ứng “Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024” (Từ ngày 10/11 - 10/12/2024)


Cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật truyền thông Đây phòng chống HIV/AIDS và Ma tuý tại Trường Tiểu học và THCS xã Đản Ván, huyện Hoàng Su Phì.

Cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật truyền thông Đây phòng chống HIV/AIDS và Ma tuý tại Trường Tiểu học và THCS xã Đản Ván, huyện Hoàng Su Phì.

Trường hợp nhiễm HIV đầu tiên tại Việt Nam được phát hiện vào tháng 12 năm 1990. Trong suốt 34 năm đương đầu với đại dịch HIV/AIDS, công tác phòng, chống HIV/AIDS ở nước ta đã thu được những kết quả đáng kích lệ. Giảm và kìm chế tốc độ gia tăng của dịch HIV/AIDS, giảm số người tử vong do AIDS. Hà Giang là tỉnh cuối cùng trong cả nước phát hiện người nhiễm HIV vào năm 1998.

Tại Hà Giang, tính đến ngày 30/11/2024 tổng số bệnh nhân luỹ tích nhiễm HIV là 1.765 người, trong đó chuyển giai đoạn AIDS là 1.170 người. Số bệnh nhân HIV/AIDS được quản lý là 726 người. 10 tháng đầu năm 2024 phòng xét nghiệm của các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh đã thực hiện 29.679 mẫu xét nghiệm sàng lọc HIV, trong đó phát hiện 26 ca nhiễm mới. Tổng số bệnh nhân hiện đang điều trị ARV tại tỉnh là 625 người.

Với sự quan tâm của cấp Uỷ đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể công tác phòng chống HIV/AIDS đã đạt được những kêt quả quan trọng: 100% xã, phường triển khai công tác truyền thông, công tác can thiệp giảm tác hại phòng lây nhiễm HIV. Công tác chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS được triển khai tại 11/11 huyện, thành phố. Chương trình điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone được triển khai tại thành phố Hà Giang, huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê và Mèo Vạc.

Năm 2024, Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về phòng chống HIV/AIDS đã chọn chủ đề cho Ngày Thế giới phòng, chống AIDS là: “Take the Rights Path” nghĩa là “Đảm bảo nhân quyền trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.” Chủ đề này nhấn mạnh tầm quan trọng của nhân quyền, cùng với sự tham gia của cộng đồng trong việc phòng, chống HIV/AIDS. Với sự cam kết từ tất cả các quốc gia, UNAIDS tin rằng việc đặt nhân quyền làm trọng tâm sẽ giúp thế giới chấm dứt dịch bệnh AIDS như một mối đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng vào năm 2030.

Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024 đã được Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy mại dâm lựa chọn với chủ đề “Công bằng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS - Hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030”.

Với chủ đề này, Việt Nam thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc đảm bảo tất cả mọi người, không phân biệt giới tính, độ tuổi, xuất thân hay hoàn cảnh kinh tế, đều có quyền tiếp cận công bằng và bình đẳng với các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS. Đây không chỉ là hành động hỗ trợ những người nhiễm HIV mà còn là nỗ lực giảm thiểu sự kỳ thị, phân biệt đối xử trong xã hội. Với chủ đề này, Việt Nam thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc đảm bảo tất cả mọi người, không phân biệt giới tính, độ tuổi, xuất thân hay hoàn cảnh kinh tế, đều có quyền tiếp cận công bằng và bình đẳng với các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS. Đây không chỉ là hành động hỗ trợ những người nhiễm HIV mà còn là nỗ lực giảm thiểu sự kỳ thị, phân biệt đối xử trong xã hội.

Đồng thời, tăng cường sự quan tâm của các nhà lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách cùng toàn xã hội đến công tác phòng, chống HIV/AIDS tiến tới mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030; đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ toàn diện về phòng, chống HIV/AIDS: dự phòng lây nhiễm HIV, xét nghiệm phát hiện HIV, điều trị sớm HIV/AIDS và đảm bảo việc tham gia bảo hiểm y tế của người nhiễm HIV hướng tới tăng tiếp cận dịch vụ về phòng, chống HIV/AIDS cho người dân; giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV, người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và người có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV; tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV, tạo điều kiện để người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ tham gia các hoạt động xã hội, đặc biệt là các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

Cơ quan, tổ chức và mọi người có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm HIV/AIDS để bảo vệ cho mình, cho gia đình và xã hội. Tham gia các hoạt động phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS tại gia đình và cộng đồng. Mọi người cần hiểu thế nào là HIV/AIDS, đường lây truyền và cách phòng tránh, các nguy cơ lây nhiễm, các quy định của Pháp luật về phòng chống HIV/AIDS. Hy vọng rằng với sự quan tâm của các cấp các ngành và mọi người dân, Hà Giang sẽ từng bước đẩy lùi và ngăn chặn đại dịch HIV/AIDS. Giúp Thế giới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.

Thu Ngân


Các bài đã đăng

Xem thêm

Hộp thư điện tử

Mail Box

Mail Box

Mail Box

Website đơn vị trực thuộc
Thư viện ảnh

Cơ sở dữ liệu quốc gia về VBPL

Dịch vụ công mức độ 4

danh sách cơ sở đủ điều kiện điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện

danh sách cơ sở được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học

Danh sách cơ sở đủ điều kiện diệt côn trùng diệt khuẩn

công khai địa chỉ mail lãnh đạo sở

Cơ Sở dữ liệu Quốc gia về thủ tục hành chính

sàn thương mại điện tử Hà Giang

Kho phác đồ điều trị

Poster chuyển đổi số 10-10