Hội nghị trực tuyến liên ngành về tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024


Toàn cảnh Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Hà Giang

Toàn cảnh Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Hà Giang

Sáng ngày 27.3, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNN) tổ chức Hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024 với 63 tỉnh, thành phố. Tại điểm cầu Bộ Y tế, dự và chủ trì có Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ NN&PTNN Phùng Đức Tiến, tham dự còn có dại diện một số Vụ, Cục của Bộ Y tế và Bộ NN&PTNN; đại diện Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Kiểm dịch y tế biên giới. Dự tại điểm cầu Hà Giang, có lãnh đạo Sở Y tế; Sở NN&PTNN cùng các phòng, ban của Sở Y tế và Sở NN&PTNN, đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật; các Bệnh viện tuyến tỉnh và các khoa, phòng liên quan.

          Tại Hội nghị đã được nghe về tình hình dịch bệnh, các biện pháp phòng chống cúm gia cầm và bệnh dại trên người; tình hình dịch bệnh trên động vật và các biện pháp phòng, chống một số bệnh lây truyền từ động vật sang người. Theo báo cáo của Bộ Y tế, 75% các dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi là các bệnh lây truyền từ động vật sang người hoặc có nguồn gốc gen từ bệnh của động vật. Tại Việt Nam, xác định 5 bệnh lây truyền từ động vật sang người ưu tiên gồm Cúm gia cầm độc lực cao, dại, than, liên cầu lợn và xoắn khuẩn vàng da (theo quy định tại Thông tư Liên tịch số 16/TTLT-BYT-BNNPTNT-2013). Trong những năm qua, bệnh cúm gia cầm và bệnh dại thường xuyên xảy ra tại Việt Nam, trong đó bệnh dại là một trong những bệnh truyền nhiễm lưu hành có số ca tử vong cao nhất. Theo thống kê, với cúm A(H5N1),  sau 08 năm kể từ năm 2014 không ghi nhận ca mắc mới, trong tháng 8/2022 và tháng 3/2024 đã ghi nhận thêm 2 trường hợp mắc mới, trong đó có 1 trường hợp tử vong. Đối với bệnh dại, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố (tăng 12 trường hợp so với năm 2022), nhiều nhất là tại các tỉnh Gia Lai, Bình Phước, Bến Tre, Nghệ An, Điện Biên. Từ đầu năm 2024 đến ngày 24/03/2024, cả nước đã xảy ra 27 ca tử vong trên người do bệnh dại ở 15 tỉnh, thành phố, số người bị động vật cắn phải tiêm vắc xin phòng dại trên 100.000 người.

          Bộ Y tế và Bộ NN&PTNN nông thôn nhận định trong thời gian tới nguy cơ các ổ dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người vẫn tiếp tục xảy ra. Tại Hội nghị, các đơn vị từ Trung ương và địa phương đã chia sẻ về tình hình dịch bệnh, những khó khăn, thách thức cũng như các bài học kinh nghiệm và giải pháp nhằm tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người. Bộ Y tế và Bộ NN&PTNN kiến nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị, địa phương triển khai đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ NN&PTNN thôn; đồng thời chỉ đạo chính quyền địa phương huy động nguồn lực, sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội đối với công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, quan tâm đến các bệnh lây truyền từ động vật sang người; trong đó quan tâm bố trí kinh phí, nguồn nhân lực cho việc triển khai các hoạt động phòng, chống dịch; tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức cho người dân; đảm bảo đầy đủ vật tư, thuốc, vắc xin nhằm bảo vệ sức khỏe người dân, bảo vệ đàn vật nuôi, đảm bảo nguồn cung thực phẩm gia cầm an toàn, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và đẩy mạnh xuất khẩu gia cầm và sản phẩm gia cầm.

Thùy Dung - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật


Các bài đã đăng

Xem thêm

Hộp thư điện tử

Mail Box

Mail Box

Mail Box

Website đơn vị trực thuộc
Thư viện ảnh
 

Tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị.

 

Gửi thông tin

Cơ sở dữ liệu quốc gia về VBPL

Dịch vụ công mức độ 4

danh sách cơ sở đủ điều kiện điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện

danh sách cơ sở được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học

Danh sách cơ sở đủ điều kiện diệt côn trùng diệt khuẩn

công khai địa chỉ mail lãnh đạo sở

Cơ Sở dữ liệu Quốc gia về thủ tục hành chính

sàn thương mại điện tử Hà Giang

Kho phác đồ điều trị