ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH GÓP PHẦN THỰC HIỆN TỐT MỤC TIÊU CHĂM SÓC SỨC KHỎE NHÂN DÂN


Năm 2017 là năm tình hình dịch bệnh trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, trong đó phải kể đến sự bùng phát mạnh của dịch sốt xuất huyết tại thành phố Hà Nội và một số tỉnh thuộc khu vực miền Bắc. Điều đáng mừng trên địa bàn tỉnh ta hầu hết các bệnh truyền nhiễm gây dịch có xu hướng giảm hoặc ổn định, đặc biệt không xuất hiện các ổ dịch như lỵ trực trùng, thủy đậu, tay chân miệng...

Đ/c Đặng Văn Huynh, PGĐ Sở Y tế, đơn vị Thường trực BCĐ PCDB ở người của tỉnh phát biểu tại Hội nghị triển khai công tác PCDB năm 2017

Đ/c Đặng Văn Huynh, PGĐ Sở Y tế, đơn vị Thường trực BCĐ PCDB ở người của tỉnh phát biểu tại Hội nghị triển khai công tác PCDB năm 2017

Để có được kết quả trên, tỉnh đã thực hiện tốt công tác lãnh, chỉ đạo kịp thời và s hiệu quả. Tại tuyến tỉnh, Ban Chăm sóc sức khỏe nhân dân (CSSKND) tỉnh được thành lập trên cơ sở hợp nhất giữa Ban Chỉ đạo (BCĐ) phòng, chống dịch bệnh (PCDB) ở người và các BCĐ khác thuộc Chương trình mục tiêu y tế dân số, trong đó Trưởng ban là Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Bên cạnh đó, Ban điều hành phòng, chống dịch tuyến tỉnh cũng được kiện toàn gồm 11 thành viên. Các các huyện, thành phố đều có Ban Điều hành PCDB ở người. 15 Đội chống dịch cơ động và 14 Đội điều trị cơ động các tuyến cũng được thành lập. Trong năm, UBND tỉnh đã ban hành nhiều kế hoạch, công điện và các văn bản chỉ đạo các ngành thành viên BCĐ và UBND các huyện/thành phố tổ chức triển khai thực hiện công tác PCDB. Trên cơ sở đó, Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, các ngành thành viên BCĐ và UBND các huyện/thành phố cũng đã xây dựng văn bản chỉ đạo và hướng dẫn triển khai thực hiện đảm bảo công tác PCDB được thực hiện nghiêm túc theo quy định từ tỉnh đến cơ sở.

Cán bộ Trạm Y tế xã Phương Độ tư vấn sức khỏe cho bà mẹ nuôi con nhỏ

Xác định công tác thông tin tuyên truyền có vai trò quan trọng đối với lĩnh vực PCDB, do đó ngành Y tế đã phối hợp với ngành Nông nghiệp và PTNT xây dựng thông điệp truyền thông phòng, chống cúm gia cầm. Phối hợp với Báo Hà Giang và Đài PTTH tỉnh, huyện xây dựng các chuyên mục để tuyên truyền. In ấn và cấp phát tờ rơi, áp phích và tổ chức các buổi truyền thông trực tiếp cho cộng đồng tại các huyện, thành phố về PCDB, sốt rét, sốt xuất huyết, bệnh dại, bệnh ho gà, bệnh tay chân miệng...

Để thực hiện tốt quy trình giám sát phòng, chống dịch cúm A/H7N9, bệnh truyền nhiễm thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) và đáp ứng tình huống y tế khẩn cấp, ngành Y tế đã cử cán bộ tham dự nhiều lớp tập huấn do Trung ương tổ chức. Sở Y tế, Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh, Trung tâm Phòng chống sốt rét - Ký sinh trùng và côn trùng tỉnh đã mở nhiều lớp tập huấn về nâng cao năng lực giám sát và phòng, chống cúm gia cầm A/H7N9, bệnh ho gà, sốt rét, sốt xuất huyết và thực hành tiêm chủng cho đội ngũ cán bộ của tuyến huyện, xã.

Có thể khẳng định, năm 2017 công tác tiêm chủng trên địa bàn tỉnh nhà được thực hiện tương đối tốt. Tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ theo chương trình TCMR đạt 95,02%. Hoàn thành kế hoạch tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cho trẻ từ 1 - 5 tuổi trên quy mô toàn tỉnh với 97,97% trẻ được tiêm mũi 2 và 99,14% trẻ được tiêm mũi 3. Đặc biệt 220/220 cơ sở tiêm chủng trên địa bàn tỉnh đã phân công cán bộ phụ trách hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia và cập nhật hệ thống ngay sau ngày tiêm chủng tại địa phương. Ngoài ra, hoạt động kiểm tra, giám sát công tác chỉ đạo và tổ chức triển khai PCDB của các tuyến được tăng cường. Sở Nông nghiệp và PTNT đã thành lập 2 đoàn kiểm tra công tác phòng chống dịch cúm gia cầm tại 10/11 huyện/thành phố; các đơn vị thường trực Ban điều hành Sở Y tế đã thực hiện kiểm tra, giám sát công tác kiểm dịch y tế tại 6 cửa khẩu trong tỉnh. Trung tâm Phòng, chống Sốt rét- Ký sinh trùng và Côn trùng duy trì việc lấy và soi lam tại 36/42 điểm kính với tổng sổ lam máu được kiểm tra là 1.992, không có lam có ký sinh trùng sốt rét. Công tác xử lý ổ dịch được triển khai có hiệu quả tại địa bàn trọng điểm có ca bệnh sốt xuất huyết xâm nhập là thành phố Hà Giang, Bắc Quang, Vị Xuyên và Mèo Vạc. Trung tâm Y tế Dự phòng đã phối hợp lấy mẫu, bảo quản, xét nghiệm và vận chuyển mẫu bệnh phẩm ca bệnh nghi dịch đúng theo đúng quy định. Công tác kiểm dịch y tế được duy trì tại tất cả các cửa khẩu, lối mở và được thực hiện đầy đủ quy trình theo quy định, đảm bảo 100% khách nhập cảnh được kiểm dịch. Để công tác phòng, chống dịch đạt hiệu quả cao, ngành Y tế tỉnh đã cử đoàn công tác tham dự hội đàm về phòng, chống bệnh truyền nhiễm có véc tơ truyền bệnh với Cục Y tế Kế hoạch hóa gia đình huyện Malypho, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Phối hợp với Cục Y tế dự phòng và Tổ chức Y tế thế giới về giám sát khả năng đáp ứng với cúm A (H7N9) tại Hà Giang. Phối hợp làm việc với cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản trong hoạt động Dự án "Nâng cao năng lực cho hệ thống xét nghiệm y tế về an toàn sinh học và xét nghiệm tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm"...

Trước tình hình dịch bệnh ngày càng có những diễn biến phức tạp vì thế để công tác phòng chống dịch đạt hiệu quả, BCĐ CSSKND tỉnh đã đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2018, đó là: Tăng cường chỉ đạo việc lập kế hoạch và chủ động triển khai các biện pháp PCDB tại các địa phương, đặc biệt là các địa bàn có ổ dịch cũ lưu hành; đẩy mạnh công tác truyền thông PCDB ở người, các bệnh dịch theo mùa, các bệnh truyền nhiễm mới phát sinh; tập huấn nâng cao năng lực giám sát phát hiện, chẩn đoán, điều trị, truyền thông và xử lý ổ dịch cho cán bộ y tế làm công tác phòng chống dịch, tập huấn cho Đội chống dịch cơ động; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác phòng chống dịch, phát hiện trường hợp nghi mắc bệnh truyền nhiễm nhất là tại các ổ dịch cũ lưu hành và các bệnh truyền nhiễm mới nổi tại các tuyến, các địa phương; tiếp tục hoàn thiện hệ thống tổ chức, cơ sở vật chất trang thiết bị, nhân lực và tổ chức hoạt động kiểm dịch y tế với quy mô cửa khẩu quốc tế tại cửa khẩu Thanh Thủy; đẩy mạnh công tác TCMR cho trẻ em, duy trì hoạt động tiêm phòng dịch vụ tại các tuyến; củng cố hệ thống điều trị các bệnh truyền nhiễm tại các bệnh viện, Trạm Y tế xã, Phòng khám khu vực; tăng cường phối hợp liên ngành trong hoạt động phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm và phong trào vệ sinh phòng bệnh, chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người; duy trì hiệu quả sự hợp tác trong công tác phòng, chống dịch bệnh xuyên biên giới giữa Sở Y tế tỉnh Hà Giang (Việt Nam) và Cục Y tế Kế hoạch hóa Gia đình huyện Malypho, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

Để duy trì những thành quả đã đạt được trong công tác phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm đã đạt được trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh nhà, bên cạnh sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của BCĐ CSSKND của tỉnh, rất cần sự chung tay và vào cuộc mạnh mẽ không chỉ của các ngành thành viên BCĐ các cấp mà cần có sự tham gia, hưởng ứng và phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể, trong đó sự phối hợp và hưởng ứng của người dân và cộng đồng là vô cùng cần thiết. Không những thế việc triển khai có hiệu quả công tác PCDB từ tỉnh đến cơ sở là yếu tố quan trọng góp phần ngày càng thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn tỉnh nhà.

 

Ngọc Ánh  (Trung tâm Truyền thông GDSK)


Các bài đã đăng

Xem thêm

Hộp thư điện tử

Mail Box

Mail Box

Mail Box

Website đơn vị trực thuộc
Thư viện ảnh

Cơ sở dữ liệu quốc gia về VBPL

Dịch vụ công mức độ 4

danh sách cơ sở đủ điều kiện điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện

danh sách cơ sở được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học

Danh sách cơ sở đủ điều kiện diệt côn trùng diệt khuẩn

công khai địa chỉ mail lãnh đạo sở

Cơ Sở dữ liệu Quốc gia về thủ tục hành chính

sàn thương mại điện tử Hà Giang

Kho phác đồ điều trị

Poster chuyển đổi số 10-10