DẤU SON NGÀNH Y TẾ NƠI ĐỊA ĐẦU TỔ QUỐC


TTƯT.BSCKII. Lương Viết Thuần, Giám đốc Sở Y tế

TTƯT.BSCKII. Lương Viết Thuần, Giám đốc Sở Y tế

Ra đời vào mùa Xuân của dân tộc, Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27.2) đã trở thành ngày hội tôn vinh những người cán bộ y tế trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để xứng đáng với sự tôn vinh cao quý ấy, ngành Y tế nơi tuyến đầu cực Bắc của Tổ quốc đã không ngừng nỗ lực để làm tròn trách nhiệm và xứ mệnh thiêng liêng của mình trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân; ghi dấu son đặc biệt trong công tác y tế nơi tuyến đầu Tổ quốc. Qua đó, từng bước giúp người dân được hưởng các dịch vụ y tế khám, chữa bệnh chất lượng cao và thực hiện công bằng trong công tác khám, chữa bệnh ngay tại tuyến y tế cơ sở.

Thực hiện chủ trương tiếp tục đổi mới, sắp xếp các cơ quan trong hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 18 của Hội nghị lần thứ 6 BCH T.Ư Đảng khóa XII, ngành Y tế đã tham mưu UBND tỉnh sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy y tế từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện/thành phố. Việc làm này không chỉ tinh gọn đầu mối mà còn góp phần quan trọng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân. Theo đó, tại tuyến tỉnh, ngành Y tế đã tinh gọn 1 phòng quản lý Nhà nước thuộc Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm; thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật trên cơ sở sáp nhập 5 đơn vị sự nghiệp tương đồng chức năng, nhiệm vụ về y tế dự phòng và phòng, chống dịch bệnh xuống còn 1 đơn vị; từ 10 phòng, 23 khoa chuyên môn sau sắp xếp, tinh gọn còn 3 phòng, 12 khoa. Riêng y tế tuyến huyện/thành phố, ngành đã tham mưu sáp nhập Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình và Trung tâm Y tế huyện, thành phố; dự kiến số đơn vị sau sáp nhập tinh giản lên đến 11 đơn vị. Song song với công tác tinh gọn bộ máy, ngành Y tế tiếp tục tạo nên những dấu ấn đặc biệt trong công tác tham mưu thực hiện nhiệm vụ y tế. Dấu ấn đó được kết tinh khi cấp ủy, chính quyền tỉnh ban hành nhiều chương trình, kế hoạch hành động, đề án liên quan. Trên cơ sở đó, nhằm tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân và thực hiện công tác dân số trên địa bàn toàn tỉnh trong tình hình mới. Đặc biệt hơn, ngành đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn đến năm 2025; Đề án “Bác sĩ gia đình và mô hình Phòng khám bác sĩ gia đình trên địa bàn tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2017 - 2020” hay Đề án Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế của tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng đến năm 2030. Cùng với kết quả trên, ngành Y tế tiếp tục triển khai ứng dụng phần mềm khám, chữa bệnh tại các bệnh viện, kết nối liên thông dữ liệu thanh toán khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế với cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh; góp phần thực hiện đúng quy trình thanh quyết toán bảo hiểm y tế một cách thuận lợi.

Đi liền với công tác đổi mới, toàn ngành Y tế không ngừng nỗ lực làm tròn sứ mệnh chăm sóc sức khỏe nhân dân. Minh chứng điển hình cho thấy, thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ chuyên môn năm 2018, ngành Y tế đã hoàn thành vượt mức 6/7 chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh giao. Điều này góp phần quan trọng tạo nên những thành tựu trong công tác y tế của tỉnh. Theo đó, toàn tỉnh đã có 10,9 bác sĩ/10.000 dân; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm còn 1,53%; tỷ lệ xã đạt chuẩn Bộ Tiêu chí Quốc gia về y tế lên đến 94,8%. Đặc biệt, 96,4% trẻ dưới 1 tuổi được tiêm đủ các loại vắc xin; tỷ lệ dân số tham gia Bảo hiểm y tế đạt mốc 98%... Mạng lưới khám, chữa bệnh các tuyến tiếp tục được củng cố, ổn định và phát triển. Đến nay, số giường bệnh viện đạt bình quân 30,4 giường/10.000 dân. Riêng năm 2018, công suất sử dụng giường bệnh chung của toàn tỉnh đạt 106,3% so với kế hoạch. Số lượt khám bệnh/dân số đạt 1,34 lần. Đặc biệt, 100% Trạm Y tế, Phòng khám Đa khoa khu vực thuộc 195/195 xã, phường, thị trấn có bác sỹ công tác; trung bình toàn tỉnh có 5,9 cán bộ/Trạm Y tế xã; 100% số xã có Nữ hộ sinh/Y sỹ sản nhi công tác.

Song hành cùng kết quả trên, các cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện tốt Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện, các giải pháp cải tiến chất lượng bệnh viện gắn với: “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của nhân viên y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” theo chỉ đạo chung của Bộ Y tế. Đồng thời, tích cực triển khai hiệu quả các chương trình, kế hoạch hành động, đề án liên quan của ngành. Điển hình trong đó, Đề án “Bác sĩ gia đình và mô hình Phòng khám bác sĩ gia đình trên địa bàn tỉnh Hà Giang” đã và đang đến gần hơn với mỗi người dân nơi miền cực Bắc. Bởi, bác sĩ gia đình chính là bác sĩ chuyên khoa Y học gia đình, được đào tạo để hành nghề tại tuyến khám, chữa bệnh ban đầu; khám, chữa bệnh ngoại trú; là người chăm sóc đầu tiên và liên tục cho người bệnh cũng như người khỏe theo nguyên tắc đặc thù. Bên cạnh đó, quá trình hoạt động, Phòng khám bác sĩ gia đình còn góp phần quan trọng nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân theo hướng toàn diện, liên tục, giúp sàng lọc bệnh tật, chuyển tuyến phù hợp, giúp giảm quá tải bệnh viện tuyến trên; tiến tới triển khai lập hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân cho người dân…

Thực tiễn chứng minh, song hành với sứ mệnh thiêng liêng, toàn ngành Y tế nơi tuyến đầu cực Bắc của Tổ quốc đã thể hiện sự nỗ lực, tâm huyết, trách nhiệm để tạo nên những dấu son sáng trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Bởi họ thấu hiểu: Mỗi người dân khỏe mạnh chính là tài sản vô giá của Quốc gia…

TTƯT.BSCKII. Lương Viết Thuần


Các bài đã đăng

Xem thêm

Hộp thư điện tử

Mail Box

Mail Box

Mail Box

Website đơn vị trực thuộc
Thư viện ảnh

Cơ sở dữ liệu quốc gia về VBPL

Dịch vụ công mức độ 4

danh sách cơ sở đủ điều kiện điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện

danh sách cơ sở được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học

Danh sách cơ sở đủ điều kiện diệt côn trùng diệt khuẩn

công khai địa chỉ mail lãnh đạo sở

Cơ Sở dữ liệu Quốc gia về thủ tục hành chính

sàn thương mại điện tử Hà Giang

Kho phác đồ điều trị

Poster chuyển đổi số 10-10