Các dấu hiệu nhận biết bệnh bạch hầu


Cho trẻ đi tiêm đầy đủ và đúng lịch để mang lại hiệu quả phòng bệnh tốt nhất

Cho trẻ đi tiêm đầy đủ và đúng lịch để mang lại hiệu quả phòng bệnh tốt nhất

       Trong những năm trước đây, bệnh bạch hầu lưu hành khá phổ biến ở hầu hết các địa phương trong cả nước, đặc biệt tại các xã vùng sâu, vùng xa. Từ khi có vắc xin phòng bệnh bạch hầu được đưa vào trong chương trình tiêm chủng mở rộng, bệnh gần như đã được khống chế. Tuy nhiên, gần đây nước ta đã ghi nhận một số trường hợp mắc mới ở khu vực Tây Nguyên, trong đó đã có trường hợp tử vong.  

       Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra, có khả năng lây lan mạnh và nhanh chóng tạo thành dịch. Đây là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục. Bệnh có thể lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp như ho, hắt hơi hoặc gián tiếp qua đồ chơi, vật dụng có dính các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của người bệnh.

       Triệu chứng của bệnh bạch hầu thường xuất hiện trong 2 - 5 ngày sau khi bị nhiễm vi khuẩn như: sốt nhẹ, đau họng, ho, khàn tiếng, chán ăn, sưng hạch ở cổ, nói lắp. Sau đó, xuất hiện các lớp màng dày (giả mạc) mặt sau hoặc hai bên thành họng, lưỡi, có màu trắng ngà, xám hoặc đen. Giả mạc dai, dính, dễ chảy máu. Đây là dấu hiệu quan trọng nhất để phát hiện bệnh. Trường hợp nặng người bệnh không có biểu hiện sốt cao nhưng có dấu hiệu sưng to cổ, khàn tiếng, khó thở, rối loạn nhịp tim, liệt, khi đó người bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây biến chứng và tử vong trong vòng 6-10 ngày. Tuy nhiên có trường hợp không biểu hiện bất cứ triệu chứng nào, người bệnh chỉ cảm thấy ớn lạnh, vã mồ hôi, tim đập nhanh vì vậy thường bị nhầm là cảm lạnh.

       Biến chứng đáng sợ nhất của bệnh bạch hầu là gây viêm cơ tim do độc tố của bạch hầu; tổn thương hệ thần kinh dẫn truyền cơ tim, đột ngột trụy tim mạch dẫn đến tử vong. Một số bệnh nhân bị viêm cơ tim và van tim, sau nhiều năm gây ra bệnh tim mạn tính và suy tim. Ngoài ra, bệnh cũng có thể dẫn đến thoái hóa thận, hoại tử ống thận, chảy máu lớp tủy và vỏ thượng thận.

       Mặc dù bệnh hiếm gặp nhưng hiện nay bệnh bạch hầu vẫn chưa được loại trừ, vì vậy, để chủ động dự phòng bệnh hiệu quả, cha mẹ, người giám hộ nên đưa trẻ đi tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch. Tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh bạch hầu.

       Hiện nay trong chương trình Tiêm chủng mở rộng, vắc xin phối hợp 5 trong 1 phòng bệnh bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - viêm phổi, màng não do vi khuẩn Hib (DPT-VGB-Hib) sẽ được thực hiện khi trẻ được 2, 3 và 4 tháng tuổi. Tiêm nhắc lại vắc xin bạch hầu-ho gà-uốn ván (DPT-VGB-Hib) khi trẻ đủ 18 tháng tuổi.

Hồng Mai


Các bài đã đăng

Xem thêm

Hộp thư điện tử

Mail Box

Mail Box

Mail Box

Website đơn vị trực thuộc
Thư viện ảnh

Cơ sở dữ liệu quốc gia về VBPL

Dịch vụ công mức độ 4

danh sách cơ sở đủ điều kiện điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện

danh sách cơ sở được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học

Danh sách cơ sở đủ điều kiện diệt côn trùng diệt khuẩn

công khai địa chỉ mail lãnh đạo sở

Cơ Sở dữ liệu Quốc gia về thủ tục hành chính

sàn thương mại điện tử Hà Giang

Kho phác đồ điều trị

Poster chuyển đổi số 10-10