Bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Quang cấp cứu cho hai bệnh nhi ngộ độc thuốc trừ sâu


Hai bệnh nhi hiện sức khỏe đã ổn định và đang được chăm sóc theo dõi tại Bệnh viện

Hai bệnh nhi hiện sức khỏe đã ổn định và đang được chăm sóc theo dõi tại Bệnh viện

        Ngày 28.6, Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện ĐKKV Bắc Quang tiếp nhận 02 bệnh nhi H.K.K (26 tháng tuổi) và H.N.Y (27 tháng tuổi), trú tại xã Tân Lập, huyện Bắc Quang nhập viện trong tình trạng nôn nhiều, hơi thở và cơ thể nồng nặc mùi thuốc trừ sâu.

       Tại bệnh viện, sau khi tiếp nhận và xác định được hoạt chất hóa chất gây ngộ độc cho 02  trẻ, các y bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành cấp cứu: Cởi bỏ quần áo nhiễm độc chất, tắm cho trẻ, rửa dạ dày, bơm than hoạt tính và theo dõi biến chứng của thuốc trừ sâu với các cơ quan nội tạng của trẻ. Đến ngày 30.6 sức khỏe của hai bệnh nhi đã ổn định và chuẩn bị được ra viện.

        Gia đình hai bệnh nhi cho biết, do để hai bé tự chơi, khi gia đình phát hiện thì thấy hai bé đang nghịch gói thuốc trừ sâu, trên người nồng nặc mùi hôi và nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện.

       Theo thống kê tại bệnh viện ĐKKV Bắc Quang, thời gian gần đây bệnh viện thường tiếp nhận các trường hợp trẻ em bị ngộ độc do uống nhầm thuốc bảo vệ thực vật, xăng, dầu, hóa chất,... Qua đó khuyến cáo: Các gia đình cần phải chú ý chăm sóc, quản lý trẻ. Không để trẻ độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo ở một mình hoặc để trẻ nhỏ tự trông nhau mà không có sự giám sát của người lớn. Không được tận dụng các loại chai, lọ như chai Lavie, trà xanh, C2, chanh muối, Coca-Cola… đã dùng hết để đựng hóa chất, vì trẻ sẽ nhầm tưởng là nước ngọt mà uống. Các chai, lọ đựng hóa chất cần ghi rõ tên hóa chất và có cảnh báo nguy hiểm. Khi mua các loại thuốc chuột, các loại hóa chất độc hại, xăng, dầu hỏa, cần cất ở kệ, tủ có khóa và để xa tầm với của trẻ.

        Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thuốc diệt cỏ, thuốc độc, thuốc diệt chuột có màu sắc bắt mắt, hình thù giống kẹo và có mùi thơm hấp dẫn khiến trẻ rất dễ nhầm tưởng là đồ ăn được. Do đó, cha mẹ, người lớn, ngoài việc cất kỹ còn cần chủ động hướng dẫn con cách phân biệt, chỉ cho trẻ biết vị trí để các loại hóa chất độc hại khác với vị trí để đồ ăn.

       Nếu trẻ không may bị ngộ độc cần giữ lại vỏ thuốc, hộp chứa các dung dịch uống phải và mang theo khi đi cấp cứu để các bác sĩ có hướng xử lý phù hợp vì với mỗi loại hóa chất cần có cách sơ cứu khác nhau như:

       - Trẻ uống nhầm xăng, dầu, axit, chất tẩy rửa thì tuyệt đối không được gây nôn vì nếu gây nôn, khi hóa chất được đưa ra ngoài cũng là lúc hơi hóa chất có cơ hội tràn vào khí quản lần nữa làm tăng mức độ ngộ độc, gây bỏng thực quản. Nên đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Trước khi đưa tới bệnh viện, có thể cho trẻ uống vài ngụm nước nhỏ để tránh bỏng rát cổ họng. Phải uống từ từ, tránh bị sặc nước, nếu không tình trạng càng nguy hiểm hơn.

        - Nếu trẻ uống nhầm thuốc diệt cỏ, thuốc diệt chuột: Phải gây nôn càng sớm càng tốt. Cho trẻ uống nước và kích thích họng gây nôn. Khi nôn nên đặt đầu trẻ thấp để tránh bị sặc vào phổi, đồng thời nằm nghiêng để tránh chất độc chảy vào khí quản gây tắc thở. Sau đó, đưa trẻ đến ngay trung tâm chống độc của các bệnh viện.

       - Nếu trẻ uống nhầm thuốc: Trẻ còn tỉnh thì nhanh chóng gây nôn, đồng thời cho uống nhiều nước ấm rồi gây nôn để loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể. Trong trường hợp trẻ hôn mê, co giật thì không gây nôn mà nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để xử trí kịp thời.

Đặng Thị Hồng


Các bài đã đăng

Xem thêm

Hộp thư điện tử

Mail Box

Mail Box

Mail Box

Website đơn vị trực thuộc
Thư viện ảnh

Cơ sở dữ liệu quốc gia về VBPL

Dịch vụ công mức độ 4

danh sách cơ sở đủ điều kiện điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện

danh sách cơ sở được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học

Danh sách cơ sở đủ điều kiện diệt côn trùng diệt khuẩn

công khai địa chỉ mail lãnh đạo sở

Cơ Sở dữ liệu Quốc gia về thủ tục hành chính

sàn thương mại điện tử Hà Giang

Kho phác đồ điều trị

Poster chuyển đổi số 10-10