BỆNH TAY CHÂN MIỆNG Ở TRẺ EM


Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm lây qua đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn

Một số hình ảnh bệnh Tay-chân-miệng

Một số hình ảnh bệnh Tay-chân-miệng

Bệnh tay chân miệng gây ra do các vi rút thuộc nhóm vi rút đường ruột. Các vi rút có khả năng gây bệnh tay chân miệng trong nhóm này gồm vi rút Coxsackies, Echo và các vi rút đường ruột khác, trong đó hay gặp là vi rút đường ruột týp 71 (EV71) và Coxsackie A16, A6. Bệnh lưu hành ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tại nước ta, bệnh tay chân miệng gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương trong cả nước song trong điều kiện thời tiết nóng ẩm và mưa nhiều như hiện nay là môi trường thuận lợi để bệnh phát triển mạnh mẽ.

Đối tượng mắc bệnh tay chân miệng hầu hết là trẻ em, bệnh gây ra những cảm giác khó chịu cho trẻ, bệnh dễ mắc và dễ lây lan thành dịch.

Dấu hiệu của bệnh tay chân miệng ở trẻ em thường thấy là sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, đau họng, ho, đau bụng, nổi ban đỏ trên da…

- Nổi ban trên da: Đây là dấu hiệu đặc trưng thường gặp khi trẻ bị tay chân miệng. Trong 1-2 ngày khi phát bệnh, trẻ sẽ có những nốt hồng ban đường kính vài mm nổi trên nền da bình thường, sau đó trở thành bọng nước. Những ban đỏ này xuất hiện nhiều ở ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông. Những nốt ban có kích thước từ 2-5mm ở giữa có màu xám sẫm và có hình bầu dục. Dấu hiệu nổi ban trên da bé thường không đau, không ngứa và có thể kéo dài tới 10 ngày.

- Loét miệng: Khi các ban đỏ xuất hiện quanh miệng sẽ gây loét miệng. Những vết loét thường có đường kính từ 4-8mm và ở trong miệng, trên lưỡi và vòm miệng của trẻ khiến bé gặp khó khăn khi nuốt. Với những dấu hiệu bệnh tay chân miệng này nhiều cha mẹ lầm tưởng bé bị viêm loét miệng thông thường. Tuy nhiên, cha mẹ cần hết sức lưu ý với những biểu hiện này, cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để chẩn đoán chính xác bệnh.

Điều trị bệnh tay chân miệng: Cần đưa bệnh nhân đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế, không được tự mua thuốc điều trị để tránh các biến chứng. Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc hiệu diệt virus gây bệnh tay chân miệng.

Các biện pháp điều trị chủ yếu là chăm sóc người bệnh. Cho người bệnh dùng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau; bù đủ nước cho người bệnh nếu có sốt cao.  Người bệnh cần được ăn đủ dinh dưỡng, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu; vệ sinh miệng thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn. Tại các thương tổn ngoài da, bôi các dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm.

Để phòng, chống bệnh tay chân miệng cho trẻ gia đình và nhà trường cần chủ động thực hiện tốt một số biện pháp sau:

- Cần vệ sinh cá nhân cho trẻ hàng ngày: Rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước và sau khi cho trẻ ăn, trước khi bế trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

- Đối với trẻ bị bệnh tay chân miệng: Các loại quần áo, tã lót, khăn mặt sau khi giặt sạch bằng xà phòng cần ngâm qua dung dịch Cloramin B và không giặt chung với các loại quần áo của trẻ lành với trẻ bệnh.

Các hộ gia đình, nhà trẻ, lớp mẫu giáo cần thường xuyên: Lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, mặt bàn, ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

Tuyệt đối không mớm cơm, thức ăn cho trẻ. Không cho trẻ mút tay, ngậm mút đồ chơi, không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử khuẩn…

Văn Hào - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật


Các bài đã đăng

Xem thêm

Hộp thư điện tử

Mail Box

Mail Box

Mail Box

Website đơn vị trực thuộc
Thư viện ảnh

Cơ sở dữ liệu quốc gia về VBPL

Dịch vụ công mức độ 4

danh sách cơ sở đủ điều kiện điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện

danh sách cơ sở được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học

Danh sách cơ sở đủ điều kiện diệt côn trùng diệt khuẩn

công khai địa chỉ mail lãnh đạo sở

Cơ Sở dữ liệu Quốc gia về thủ tục hành chính

sàn thương mại điện tử Hà Giang

Kho phác đồ điều trị

Poster chuyển đổi số 10-10