BỆNH LIÊN CẦU LỢN VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH


Liên cầu lợn ở người là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do vi khuẩn liên cầu lợn Streptococcus suis (S.suis) lây truyền từ động vật sang người, chủ yếu là từ lợn mắc bệnh. Theo số liệu thống kê của Cục Y tế Dự phòng, năm 2005, dịch Liên cầu lợn ở người đã xảy ra tại Trung Quốc đã làm 215 người mắc, trong đó có 39 ca tử vong (chiếm tỷ lệ 18,1%). Tại Việt nam, trong những năm gần đây bệnh Liên cầu lợn đã xuất hiện tại nhiều địa phương trên toàn quốc, năm 2017, cả nước ghi nhận 169 trường hợp mắc bệnh rả

Người bệnh mắc Liên cầu lợn trên da có xuất huyết nhiều mảng mầu thâm đen

Người bệnh mắc Liên cầu lợn trên da có xuất huyết nhiều mảng mầu thâm đen

Nguyên nhân gây bệnh và đường lây truyền

          Nguyên nhân gây bệnh Liên cầu lợn là liên cầu khuẩn S.suis. Ở động vật, vi khuẩn thường cư trú ở đường hô hấp trên đặc biệt là xoang mũi và hạch hạnh nhân. Tuy nhiên, vi khuẩn cũng có thể có trong đường tiêu hóa và đường sinh dục của lợn. Dựa vào đặc điểm ở lớp vỏ bọc vi khuẩn, người ta đã xác định vi khuẩn có 35 týp huyết thanh, trong đó, S.suis týp II thường gây bệnh ở người. S. suis chủ yếu sống ở lợn nhà nhưng đôi khi cũng tìm thấy ở các loài lợn rừng, ngựa, chó, mèo và chim nhưng những loài động vật này chỉ khi gặp điều kiện thuận lợi chúng mới gây nguy hiểm. Bên cạnh đó, phân, chất độn chuồng, các loại thức ăn và nước uống trong chuồng nuôi có thể trở thành nguồn bệnh thứ cấp do đó bệnh cũng có thể lây truyền qua các động vật khác như ruồi, gián, chuột.

Bệnh Liên cầu lợn được lây truyền sang người khi người tiếp xúc với lợn bệnh hay lợn mang vi khuẩn qua các tổn thương nhỏ, trầy xước trên da của những người giết mổ, chế biến và ăn thịt lợn bệnh hay lợn mang vi khuẩn nấu không chín. Tuy nhiên, vi khuẩn này có sức đề kháng kém, dễ bị tiêu diệt bởi các chất sát khuẩn và tẩy rửa.

Biểu hiện của bệnh Liên cầu lợn

Bệnh Liên cầu lợn có thời gian ủ bệnh ngắn, từ vài giờ đến 3 ngày. Người mắc bệnh có các biểu hiện lâm sàng như: Sốt cao, nôn, đau mỏi khắp người, trên da có xuất huyết nhiều mảng mầu thâm đen. Một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc tiêu hóa: Sốt, đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, cơ thể lạnh, run… trước khi có biểu hiện của viêm màng não. Nếu không được phát hiện chữa trị kịp thời người bệnh sẽ nặng hơn kèm các biểu hiện: Sốc nhiễm độc, trụy mạch, cơ thể lạnh, tụt huyết áp, nhiễm khuẩn huyết cấp tính, rối loạn đông máu nặng, suy hô hấp, suy đa phủ tạng… hôn mê và tử vong. Đối với những bệnh nhân hồi phục, bệnh vẫn có thể để lại những di chứng nặng nề như bị ù tai, giảm thính lực, điếc hoàn toàn…

          Để phòng tránh bệnh Liên cầu lợn người dân cần:

          +  Nên chọn mua thịt lợn đã qua kiểm định của cơ quan thú y. 

          + Tránh mua thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề.  

          + Nấu chín thịt lợn là điều rất quan trọng (Tổ chức Y tế thế giới - WHO khuyến cáo trên 700C). Không ăn lợn chết, không ăn các món ăn tái, đặc biệt là tiết canh lợn.

          +  Những người có vết thương hở phải đeo găng tay khi tiếp xúc với thịt lợn tái hoặc sống. 

          +  Phải giữ các dụng cụ chế biến ở nơi sạch sẽ, rửa sạch tay và các dụng cụ chế biến sau khi tiếp xúc,chế biến thịt lợn. Dùng riêng các dụng cụ chế biến thịt sống và thịt chín.

          Khi nhận thấy có dịch liên cầu khuẩn xảy ra thì phải:

          + Tăng cường giám sát phát hiện các trường hợp bị bệnh nghi nhiễm Liên cầu lợn ở người, nên đưa ngay đến bệnh viện để tổ chức cứu chữa kịp thời. Đặc biệt chú ý giám sát những đối tượng có tiếp xúc gần với lợn bị bệnh như người chăn nuôi, giết mổ và buôn bán lợn.

          + Nghiêm cấm hoàn toàn việc di chuyển và giết mổ lợn. Không giết mổ,vận chuyển lợn bệnh, lợn chết phải tiêu huỷ đúng cách.

          + Lợn ốm, chết phải chôn, đổ thuốc sát khuẩn và tiêu huỷ. Chuồng trại và môi trường chăn nuôi phải phun thuốc sát khuẩn, khử khuẩn. Để trống chuồng 2 tuần mới nuôi lợn trở lại. 

          Bên cạnh đó, cần thực hiện nghiêm ngặt công tác kiểm dịch quốc tế khi xuất, nhập lợn qua biên giới để không đưa mầm bệnh từ nước ngoài vào và ngược lại.

   

Hồng Mai (Tổng hợp)  Trung tâm TT/GDSK


Các bài đã đăng

Xem thêm

Văn bản mới
15/2024/TT-BYT Mới V/v Ban hành danh mục thực phẩm và phụ gia thực phẩm 1146/QĐ-UBND Mới V/v thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính của các ngành: Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế áp dụng trên địa bàn tỉnh Hà Giang năm 2024 110/TB-TTYT Mới V/v Mời cung cấp báo giá máy photo máy tính văn phòng 20/TB-SNV Mới V/v Thông báo Danh mục thủ tục hành chính của ngành Nội vụ áp dụng trên địa bàn tỉnh Hà Giang 1131/QĐ-UBND Mới V/v công bố Danh mục thủ tục hành chính đủ điều kiện thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình của ngành Nội vụ, ngành Y tế, ngành Giáo dục và Đào tạo áp dụng trên địa bàn tỉnh Hà Giang 1090/QĐ-UBND Mới V/v Phê duyệt Phương án uỷ quyền trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang 2570/QĐ-BYT Mới V/v Bổ sung danh mục thủ tục hành chính đã được phê duyệt tại quyết định số 1556/QĐ-BYT ngày 06/06/2024 về danh mục thủ tục hành chính đủ điều kiện thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình 291/CV-BV Mới V/v Mời chào giá thiết bị văn phòng 85/TB-CDC Mới Về việc mời đơn vị tham gia tư vấn, lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu và Thẩm định hồ sơ mời thầu, thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu 38/2024/QĐ-UBND Mới V/v quy định danh mục thời gian tính hao mòn và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định vô hình, danh mục tài sản cố định đặc thù thuộc phạm vi quản lý tỉnh Hà Giang
Hộp thư điện tử

Mail Box

Mail Box

Mail Box

Website đơn vị trực thuộc
Thư viện ảnh
 

Tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị.

 

Gửi thông tin

Cơ sở dữ liệu quốc gia về VBPL

Dịch vụ công mức độ 4

danh sách cơ sở đủ điều kiện điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện

danh sách cơ sở được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học

Danh sách cơ sở đủ điều kiện diệt côn trùng diệt khuẩn

công khai địa chỉ mail lãnh đạo sở

Cơ Sở dữ liệu Quốc gia về thủ tục hành chính

sàn thương mại điện tử Hà Giang

Kho phác đồ điều trị