Ăn uống đúng cách để tăng cường sức đề kháng cho người cao tuổi


Người cao tuổi cần rèn luyện sức khỏe để tăng cường sức đề kháng và phòng tránh các bệnh về xương khớp (nguồn Internet)

Người cao tuổi cần rèn luyện sức khỏe để tăng cường sức đề kháng và phòng tránh các bệnh về xương khớp (nguồn Internet)

       Khi tuổi cao, các hoạt động của các cơ quan trong đó có ruột và dạ dày sẽ suy giảm, răng cũng yếu hơn, giảm vị giác và khứu giác làm cho người cao tuổi giảm cảm giác thèm ăn, dẫn đến ăn uống kém. Việc hấp thu dưỡng chất kém, bữa ăn thiếu cân bằng khiến người cao tuổi thường xuyên đối diện với vấn đề thiếu vitamin và khoáng chất. Do vậy, cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân bằng, từ đó sẽ giúp cho người cao tuổi tăng sức đề kháng, chống lại bệnh tật.

        - Ăn tối trước 19 giờ

       Ở người cao tuổi do hệ tiêu hóa kém nên quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra chậm hơn, do đó thời gian ăn lúc này cần phải có sự thay đổi so với trước. Người cao tuổi nên ăn tối trước 19 giờ, lượng thức ăn cần ăn ít hơn bữa trưa và sử dụng các thực phẩm mềm, dễ hấp thụ, dễ tiêu hóa nhưng vẫn cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Trước khi đi ngủ từ 1-2 tiếng, người cao tuổi nên uống một cốc sữa nóng, giúp dễ ngủ và ngủ ngon, sâu giấc hơn.

        - Tăng cường đồ ăn nóng, lỏng

       Đối với thời tiết giao mùa như hiện nay, để tăng cường sức khỏe người cao tuổi nên thay đổi các loại đồ ăn của mùa hè mát mẻ bằng việc tăng cường các loại đồ ăn lỏng, nóng thay thế như cháo, các loại súp hoặc đồ ăn có nhiều chất xơ để kích thích nhu động ruột, tránh táo bón. Người cao tuổi cũng nên ăn nhiều rau tươi, các loại đậu đũa, đậu Hà Lan, trái cây chín giúp vừa cung cấp cho cơ thể chất dinh dưỡng như các vitamin và khoáng chất, đồng thời góp phần tăng cảm giác no, dẫn đến hạn chế ăn nhiều cơm...  Lưu ý, nên ăn thức ăn ngay sau khi chế biến.

       - Chia nhỏ bữa ăn

       Nên chia nhiều bữa nhỏ từ 4 đến 5 bữa trong ngày. Không ăn quá no trong một lần, tránh ăn quá muộn buổi tối, quá gần giờ ngủ.

       - Chế biến đa dạng

       Các món ăn trong bữa ăn hàng ngày nên thay đổi, đa dạng, phong phú và nấu các món có hỗn hợp nhiều gia vị để kích thích ăn ngon miệng, nấu thức ăn mềm để dễ tiêu hóa và phải có món canh. Bên cạnh đó, Tình trạng thiếu đạm rất dễ xảy ra ở người cao tuổi do khả năng tiêu hóa hấp thu chất đạm giảm. Các loại thực phẩm cung cấp nguồn chất đạm thực vật từ đậu tương như: đậu phụ, sữa đậu nành, lạc, vừng... rất cần được bổ sung vào khẩu phần ăn cho người cao tuổi. Nên ăn ít nhất 3 bữa cá trong tuần và nên ăn cá nhỏ, kho nhừ để ăn được cả xương.

        Ngoài ra, để tăng cường sức đề kháng, người cao tuổi nên tập thể dục khoảng 15-20 phút mỗi ngày, vận động nhẹ nhàng vừa giúp tăng cường lưu thông khí huyết vừa tiêu hao lượng calo thừa như: Đi bộ, chạy bộ, đạp xe hoặc tập các bài tập đơn giản tại nhà. Việc tập luyện này giúp xương khớp dẻo dai, phòng tránh các bệnh xương khớp ở tuổi già. Bên cạnh đó, với người cao tuổi đang mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, huyết áp, tiểu đường... càng cần phải chú ý trong sinh hoạt, ăn uống, thực hiện điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Thùy Dung (tổng hợp)


Các bài đã đăng

Xem thêm

Hộp thư điện tử

Mail Box

Mail Box

Mail Box

Website đơn vị trực thuộc
Thư viện ảnh

Cơ sở dữ liệu quốc gia về VBPL

Dịch vụ công mức độ 4

danh sách cơ sở đủ điều kiện điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện

danh sách cơ sở được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học

Danh sách cơ sở đủ điều kiện diệt côn trùng diệt khuẩn

công khai địa chỉ mail lãnh đạo sở

Cơ Sở dữ liệu Quốc gia về thủ tục hành chính

sàn thương mại điện tử Hà Giang

Kho phác đồ điều trị

Poster chuyển đổi số 10-10