THẾ GIỚI 8 TỶ NGƯỜI



06h35 ngày 11/07/1987, tại thành phố Zagreb, một cậu bé người Nam Tư ra đời đã đặt dấu mốc nhân loại đạt 5 tỷ người. Đứng trước tình hình dân số tăng nhanh, nhiều quốc gia bày tỏ quan ngại với hiểm họa từ sự bùng nổ dân số

(Tổng hợp theo nội dung của  Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam)

(Tổng hợp theo nội dung của Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam)

Dân số quá đông dẫn đến các hệ lụy như: thất nghiệp, gia tăng tỉ lệ phạm tội, tạo ra gánh nặng an sinh xã hội, mất cân bằng giới… Ngoài ra điều này còn gây sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Vì vậy, tại Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển (11/1989), Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) đã quyết định lấy ngày sinh của em bé người Nam Tư - 11/7 là ngày Dân số Thế giới.

Hưởng ứng ngày Dân số Thế giới hàng năm, nhằm mục đích làm cho mọi người nhận thức đúng tình hình dân số thế giới để có suy nghĩ, hành động đúng, tìm tòi, sáng tạo nhiều phương thức và biện pháp nhằm giảm nhanh tỷ lệ tăng dân số, nâng cao chất lượng cuộc sống. Vấn đề dân số thế giới đang là mối quan tâm của mọi người, mọi gia đình, mọi quốc gia và cộng đồng nhân loại.

Năm 2022, Ngày Dân số Thế giới với chủ đề: “Thế giới 8 tỷ người: Để hướng tới một tương lai bền vững cho tất cả mọi người cần khai thác cơ hội và đảm bảo quyền, lựa chọn cho tất cả mọi người”.

Năm 2011, dân số thế giới đạt 7 tỷ người. Năm nay, con số sẽ là 8 tỷ. Một số người sẽ ngạc nhiên về những tiến bộ trong y tế đã giúp kéo dài tuổi thọ, giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và tỷ lệ tử vong ở trẻ em và phát triển vắc - xin trong thời gian ngắn kỷ lục. Những người khác cũng sẽ vui mừng chào đón những đổi mới công nghệ đã giúp cuộc sống của chúng ta thoải mái hơn và kết nối chúng ta hơn bao giờ hết. Những tiến bộ trong bình đẳng giới cũng đạt được.

Nhưng những tiến bộ đạt được đó không phải tất cả mọi người đều được hưởng. Vẫn còn có phụ nữ chết trong khi sinh nở. Bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại. Công nghệ kỹ thuật số càng làm cho nhiều phụ nữ và người dân ở các nước đang phát triển bị tụt hậu. Thời gian qua, vắc xin COVID-19 vẫn không được phân phối đồng đều. Những mối quan ngại, thách thức như vậy đã được chỉ ra cách đây 11 năm hiện vẫn còn đó hoặc thậm chí trở nên tồi tệ hơn như: Biến đổi khí hậu, bạo lực, phân biệt đối xử. Thế giới đã đạt đến một cột mốc đặc biệt nghiệt ngã vào tháng 5 năm nay: Trên toàn thế giới có hơn 100 triệu người buộc phải dời bỏ chỗ ở.

Cũng có những quan ngại là thế giới đang ở bên bờ vực của tình trạng dân số quá tải khủng khiếp hoặc dân số suy giảm nhanh chóng. Cả hai thái cực này đều cần các biện pháp để giảm bớt hoặc kích thích gia tăng dân số. Nhưng tác động về số lượng dân số trước đây đã cho thấy không thành công mà thay vào đó nó chỉ làm suy yếu các quyền con người, bao gồm cả quyền sinh sản khi phụ nữ bị buộc phải có nhiều hay ít con hơn trái với mong muốn của họ hoặc vì họ không được tiếp cận thông tin và dịch vụ để giúp họ đưa ra quyết định đó. Những điều này vốn đi ngược lại tinh thần của Chương trình Hành động của Hội nghị Quốc tế Dân số và Phát triển (ICPD).

Lần đầu tiên trong lịch sử, chúng ta chứng kiến sự khác biệt lớn về tuổi trung bình và tỷ lệ sinh giữa các quốc gia. Trong khi dân số của một số quốc gia đang già đi và có khoảng 60% dân số thế giới sống ở các quốc gia có mức sinh dưới mức sinh thay thế là 2,1 con/phụ nữ, thì các quốc gia khác có dân số trẻ rất lớn và không ngừng tăng lên.
Nhưng trọng tâm cần tập trung vào con người chứ không phải dân số. Giảm bớt số lượng dân số làm mất đi tính nhân văn. Thay vì làm cho số lượng phục vụ cho hệ thống thì cần làm cho hệ thống phục vụ cho số lượng dân số bằng cách tăng cường sức khỏe và hạnh phúc của con người.
Theo Ban Kinh tế và Xã hội của Liên hợp quốc: “Mặc dù tốc độ gia tăng dân số toàn cầu sẽ tiếp tục giảm trong những thập kỷ tới, nhưng dân số thế giới có thể sẽ tiếp tục tăng thêm khoảng 20%-30% vào năm 2050 so với năm 2020. Việc có những ước tính chính xác về xu hướng dân số và dự báo đáng tin cậy về những thay đổi trong tương lai, bao gồm quy mô dân số và cơ cấu dân số theo độ tuổi, giới tính và vị trí địa lý là cần thiết cho việc xây dựng và thực hiện chính sách và là hướng dẫn để hỗ trợ các quốc gia đi theo con đường bền vững sự phát triển". Ví dụ, khi mức sinh giảm phải chăng là do các bậc cha mẹ tương lai lo lắng về cách họ sẽ chu cấp cho một gia đình, tìm chỗ ở hợp túi tiền hay việc nghỉ sinh có thể cản trở con đường sự nghiệp của một người mẹ. Khi mức sinh tăng phải chăng là do sự lựa chọn của họ hoặc do phụ nữ không có kiến ​​thức hay không được tiếp cận với các biện pháp tránh thai hiện đại. Việc đảm bảo tất cả mọi người đều được quan tâm có thể cho phép các chính phủ đánh giá tốt hơn nhu cầu của dân số đang thay đổi và vạch ra một con đường chắc chắn hơn để giải quyết những nhu cầu đó về khả năng phục hồi nhân khẩu học.
Trong một thế giới lý tưởng, 8 tỷ người có nghĩa là 8 tỷ cơ hội cho một xã hội lành mạnh hơn được củng cố bởi các quyền và lựa chọn. Nhưng sân chơi không và chưa bao giờ bình đẳng. Vì giới tính, dân tộc, giai cấp, tôn giáo, khuynh hướng tình dục, khuyết tật và nguồn gốc, cùng với các yếu tố khác, vẫn còn quá nhiều người bị phân biệt đối xử, quấy rối và bạo lực. Sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu chúng ta không quan tâm đến những người bị bỏ lại phía sau.
Cần đầu tư cho nhân lực và vật lực vì một xã hội hòa nhập, hiệu quả đảm bảo quyền con người và quyền sinh sản. Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể giải quyết những thách thức to lớn mà hành tinh của chúng ta phải đối mặt và xây dựng một thế giới nơi sức khỏe, nhân phẩm và giáo dục là quyền và thực tế phải diễn ra, không phải là đặc quyền và những lời hứa suông. Trong một thế giới 8 tỷ người phải luôn có không gian cho các cơ hội.

Thùy Dung