TÁC HẠI CỦA RƯỢU, BIA TỚI HỆ TIÊU HÓA



Lạm dụng rượu, bia gây ảnh hưởng không nhỏ tới cơ thể con người đặc biệt là hệ tiêu hóa. Đường tiêu hóa bắt đầu từ miệng, nơi việc nhai thức ăn được truyền đi với các enzyme tiêu hóa được tiết ra từ tuyến tụy

Không lạm dụng rượu, bia để phòng ngừa các bệnh gây ra cho hệ tiêu hóa

Không lạm dụng rượu, bia để phòng ngừa các bệnh gây ra cho hệ tiêu hóa

Uống rượu, bia nhiều sẽ gây ức chế sự bài tiết của các enzyme khiến những thức ăn được ăn vào sẽ di chuyển đến các phần tiếp theo của đường tiêu hóa mà không được đi kèm các chất thích hợp, gây tổn thương cho đường tiêu hóa, gây các bệnh về miệng như viêm lưỡi, ung thư vòm họng và nguy cơ ung thư vòm họng sẽ tăng lên rất nhiều nếu như người uống sử dụng cùng lúc cả rượu bia và thuốc lá, thực quản, dạ dày, tuyến tụy, gan, trực tràng... Tuy nhiên, hai tổn thương hay gặp nhất của hệ tiêu hóa là hội chứng viêm dạ dày cấp và hội chứng ruột kích thích.

          Đới với hội chứng viêm dạ dày cấp: Theo các nghiên cứu khoa học, thức uống chứa cồn có tác động ức chế sự tạo thành chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Mặt khác, rượu bia còn kích thích tiết ra nhiều acid dịch vị có thể tăng khả năng gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Hậu quả là gây đau vùng thượng vị dữ dội, cồn cào, nóng rát, có khi âm ỉ, ậm ạch khó tiêu, buồn nôn hoặc nôn nhiều, ăn xong nôn ngay, nôn hết thức ăn thì nôn ra dịch chua, có khi nôn cả ra máu, miệng hôi, sốt 39 – 400C.

          Để điều trị hội chứng viêm dạ dày cấp, người bệnh phải ngưng ngay việc sử dụng các chất có hại cho dạ dày. Lúc đầu nên ăn thức ăn loãng, mềm, dễ tiêu và đủ dinh dưỡng để bảo vệ niêm mạc dạ dày, sau đó, người bệnh có thể dần dần ăn những thức ăn đặc hơn. Nên ăn chậm, nhai kỹ, giữ khoảng cách đều đặn, hợp lý giữa các bữa ăn. Nếu người bệnh nôn nhiều, bị mất nước, cần được bù nước điện giải bằng đường tiêm truyền tĩnh mạch. Bệnh sẽ dần ổn định và khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu người bệnh không hạn chế, thường xuyên sử dụng những thực phẩm gây tổn thương niêm mạc dạ dày như rượu, bia, những món ăn gây khó tiêu như chất béo, thức ăn chiên xào... thì viêm dạ dày cấp rất dễ tái phát và nếu bị nhiều đợt có thể chuyển thành viêm mạn tính do niêm mạc bị phá huỷ liên tiếp. 

          Đối với hội chứng ruột kích thích, nguyên nhân gây bệnh là do việc sử dụng quá nhiều rượu, bia làm mẫn cảm hệ thần kinh trung ương nói chung và thay đổi hoạt động của hệ thần kinh giao cảm chi phối hệ tiêu hóa dẫn đến rối loạn nhu động của ống tiêu hóa. Biểu hiện chính là tình trạng tiêu chảy cấp hoặc đại tiện sệt, lỏng ngày 3 - 4 lần. Đi lỏng thường kèm theo đau bụng hoặc không. Có người còn cảm thấy đau tức, khó chịu ở hậu môn. Nhiều người bệnh còn có cảm giác ậm ạch, khó tiêu, nặng bụng, chướng bụng, có khi buồn nôn và nôn. Các biểu hiện trên có thể kéo dài vài ngày và có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, tình trạng trên lại tiếp tục xảy ra nếu người bệnh làm dụng rượu, bia và theo thời gian, nó có thể làm cho bệnh lý trở nên trầm trọng hơn, gây ra những tổn thương thực thể ở cơ quan tiêu hóa nếu không điều trị kịp thời.

          Để phòng ngừa các bệnh gây ra cho hệ tiêu hóa, nguyên tắc hàng đầu là không lạm dụng rượu, bia, không sử dụng đồ ăn thức uống không rõ nguồn gốc. Khi đang có triệu chứng rối loạn tiêu hóa, nên tránh ăn các thức ăn để lâu hoặc bảo quản không tốt, các thức ăn khó tiêu, dễ sinh hơi như đồ uống nhiều đường, có ga, bánh, kẹo có nhiều bơ.

 

Hồng Mai (Tổng hợp) - Ảnh: Nguồn Internet