Phẫu thuật thành công ca cắt sẹo bỏng, gỡ dính ngón tay vá, ghép da dầy



Bs Ngọc Thanh Phương- Phó trưởng Khoa Chấn thương chỉnh hình, BVĐK tỉnh trực tiếp thực hiện phẫu thuật cho bệnh nhi.

Bs Ngọc Thanh Phương- Phó trưởng Khoa Chấn thương chỉnh hình, BVĐK tỉnh trực tiếp thực hiện phẫu thuật cho bệnh nhi.

Vừa qua, Khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã tiếp nhận bệnh nhi 3 tuổi, tại Thôn Xín Chải, xã Sơn Vĩ, huyện Mèo Vạc bị bỏng lửa chuyển tuyến từ bệnh viện Mèo Vạc để điều trị.

Theo gia đình, cháu bé bị bỏng lửa cách đây 1 năm, sẹo dính co kéo, các ngón tay I, II, III, V dính mặt gan bàn tay trái, duỗi ngón hạn chế. Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm các bác sĩ khoa Chấn thương chỉnh hình đã hội chẩn và chỉ định phẫu thuật cắt sẹo bỏng gỡ dính ngón tay vá, ghép da dầy cho bệnh nhi. Sau phẫu thuật bệnh nhi tỉnh, da niêm mạc hồng, hiện tại các ngón tay của bệnh nhi đã có thể vận động nhẹ nhàng, co duỗi được.

Image Alt

Hình ảnh bàn tay bệnh nhân trước khi phẫu thuật

Bác sĩ Ngọc Thanh Phương, Phó trưởng Khoa Chấn thương chỉnh hình cho biết: Sẹo di chứng bỏng ngón tay là tổn thương hay gặp với nhiều hình thái và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, tổn thương sẹo co ngón thường gặp nhất và ảnh hưởng nặng nề đến chức năng bàn tay Nếu những tổn thương này không được can thiệp sớm và đúng cách sẽ dẫn đến những biến đổi vĩnh viễn các cấu trúc giải phẫu như gân, xương, mạch máu do đó ảnh hưởng nhiều tới chức năng vận động của bàn tay. Đặc biệt, ở trẻ nhỏ khi bàn tay vẫn đang phát triển, sẹo di chứng bỏng sẽ làm cản trở sự phát triển của bàn ngón tay. Phục hồi chức năng cho bệnh nhân bỏng có ghép da cần được bắt đầu ngay sau bỏng, thời gian phục hồi có thể kéo dài tới 2 năm, tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bỏng, mức độ đau, diện tích vá da và vùng vá. Phục hồi chức năng để đẩy nhanh quá trình liền vết thương, ngăn ngừa sẹo co rút da, sẹo dính, giúp liền da tốt vùng ghép da, điều trị các thương tật thứ cấp như teo cơ, cứng khớp do bỏng và giảm vận dộng gây ra. Vì người bệnh là trẻ em nên rất đau, khó chịu nên các tư thế thoải mái kéo dài như gập các ngoán tay, cổ bàn tay để giảm căng các mô bỏng dập thường dẫn đến co rút và biến dạng chi thể vùng bỏng. Do vậy, giữ tư thế tốt nhưng thích hợp chống co rút phải được thực hiện ngay và trong suốt toàn bộ thời gian sau phẫu thuật.

Để tránh những tổn thương sau bỏng, khi trong gia đình có người bị bỏng cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám tư vấn và điều trị sớm./.

Tin, ảnh: Thu Hoà