BỆNH VIÊM MÀNG NÃO DO NÃO MÔ CẦU VÀ CÁCH PHÒNG



Bệnh viêm màng não do não mô cầu là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp, và có khả năng gây thành dịch, bệnh xảy ra đột ngột với các triệu chứng sốt, đau đầu dữ dội, buồn nôn và nôn, cổ cứng, thường có ban xuất huyết hình sao hoặc có thể có mụn nước. Bệnh nhân thường lơ mơ hoặc hôn mê. Có trường hợp biểu hiện mệt lả đột ngột, xuất hiện mảng xuất huyết và sốc. Ngày nay, nếu phát hiện sớm và điều trị tích cực thì tỷ lệ tử vong từ 5% đến 15%.

Bệnh có các thể lâm sàng đa dạng như viêm màng não tuỷ cấp có mủ, nhiễm vi khuẩn huyết do não mô cầu (meningococcemia), viêm khớp do não mô cầu, viêm màng trong tim do não mô cầu. Ngoài ra, có nhiều người bị nhiễm não mô cầu nhưng chỉ có sốt và/hoặc viêm mũi họng.

1. Đối tượng nguy cơ mắc bệnh viêm màng não do não mô cầu; Bất kỳ ai ở bất kỳ độ tuổi nào đều có thể mắc bệnh, tuy nhiển bệnh thường gặp nhất ở các độ tuổi sau trẻ em dưới 5 tuổi, trẻ từ 14-20 tuổi, người mắc các bệnh nền, suy giảm miễn dịch, sức đề kháng kém, không được tiêm vắc xin phòng bệnh và những người cao tuổi.

2. Đường lây: Vi khuẩn não mô cầu chỉ lây chuyền từ người sang người. Vi khuẩn lây chuyền chủ yếu qua các dich tiết ở hầu, họng, giọt bắn qua đường hô hấp, tuy nhiên tiếp xúc gần hoặc tiếp xúc kéo dài với người lành mang trùng cũng là những điều kiện thuận lợi để lây truyền bệnh do não mô cầu.

3. Triệu chứng lâm sàng

Thời gian ủ bệnh trung bình là 4 ngày; có thể dao động từ 2 – 10 ngày. Người mắc bệnh viêm màng não do não mô cầu thường xuất hiện các triệu chứng đột ngột như cứng cổ, sốt cao, nhạy cảm với ánh sáng, đau đầu và buồn nôn. Trong 4 – 8 giờ đầu tiên sau khi có các triệu chứng đầu tiên, bệnh do nhiễm não mô cầu thường dễ bị nhầm với bệnh cúm do những triệu chứng giống nhau, do vậy không dễ để chẩn đoán đúng để điều trị. Bệnh lại tiến triển cực nhanh, có thể gây tử vong trong vòng 24 giờ.

4. Phòng bệnh

- Tăng cường công tác truyền thông, cung cấp những thông tin cần thiết nhất về bệnh bệnh viêm màng não do não mô cầu, cho nhân dân để nhân dân biết và phát hiện bệnh sớm kịp thời đến các cơ sở Y tế để được khám và điều trị kịp thời, thường xuyên quét rọn nhà ở, nhà trẻ, lớp học cần phải được thường xuyên quét rọn sạch sẽ, thoáng mát và có đủ anh sáng, mọi người thường xuyên dửa tay bằng sà phòng, thường xuyên súc họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường, hoạc nước muối pha loãng, thực hiện ăn chín uống sôi đi ngủ phải mắc màn ngủ

- Tại các ổ dịch cũ tăng cường công tác giám sát điều tra nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ có các triệu chứng viêm đường hô hấp, sưng đau hầu họng cần phải tiến hành cách ly, lấy mẫu xét nghiệm và tiến hành điều trị cho bệnh nhân tuỳ theo mức độ của bệnh

Phòng bệnh não mô cầu

- Hiện nay bệnh viêm màng não do não mô cầu có thể phòng được bằng cách tiêm vắc xin, tiêm phòng vắc xin đây là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh, hiện nay có các loại vắc xin phòng bệnh viêm màng não não mô cầu nhóm A, B, và C trẻ em cần phải được tiêm chủng đúng lịch do Bộ Y tế quy định, vắc xin tiêm phòng viêm màng não do não mô cầu có ở các phòng tiêm dịch vụ như Phòng tiêm Safpo địa chỉ tổ 10 phường Minh Khai TP Hà Giang.  

- Để phòng bệnh viêm não, màng não do não mô cầu, tránh lây lan trong cộng đồng, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện tốt một số biện pháp sau:

  1. Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường.
  2. Thực hiện tốt vệ sinh nơi ở, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc.
  3. Chủ động tiêm phòng vaccin phòng bệnh cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.
  4. Khi có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn, cổ cứng, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị đồng thời thông báo theo đường dây nóng của y tế địa phương để được điều tra giám sát xử lý kịp thời.

Hoàng Cẩm: TTKSBT