PHÒNG BỆNH VIÊM NÃO VI RÚT VÀO MÙA HÈ


Mùa hè, thời tiết nóng ẩm là điều kiện thuận lợi của nhiều bệnh, trong đó đáng lưu ý nhất là các bệnh do vi nhiễm vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng. Đối với trẻ em, do sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, nên vào mùa nắng nóng có nguy cơ cao mắc một số bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh viêm não vi rút

Hình ảnh Vi rút trong bệnh Viêm não Nhật bản

Hình ảnh Vi rút trong bệnh Viêm não Nhật bản

Bệnh viêm não vi rút là một bệnh nguy hiểm do nhiều loại vi rút gây nên thường gây tổn thương ở não, để lại di chứng thần kinh và tử vong cao. Tại nước ta, viêm não vi rút xảy ra rải rác quanh năm, nhưng thường tăng cao vào các tháng mùa hè. Trong năm 2017, trên địa bàn tỉnh ta có 52 trường hợp mắc, tăng 30% số ca mắc so với năm 2016, nhưng giảm 70% số ca tử vong (02 ca).

          Nguyên nhân gây bệnh viêm não thường là các vi rút arbo (trong đó có vi rút viêm não Nhật Bản), vi rút herpes, các vi rút đường ruột (như EV 71 gây bệnh tay chân miệng), sởi, quai bị và các vi rút khác mà ta chưa biết rõ... Do các triệu chứng lâm sàng rất khó phân biệt giữa các chủng vi rút do đó việc chẩn đoán nguyên nhân phải thông qua việc xét nghiệm xác định vi rút. Như vậy, vi rút viêm não Nhật Bản chỉ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây bệnh viêm não ở nước ta. Vi rút gây viêm não Nhật Bản tồn tại trên một số loài chim, lợn, chuột,... và trên muỗi. Muỗi vừa là ổ chứa, vừa là môi giới truyền vi rút sang người.

          Người mắc bệnh có biểu hiện: Sốt cao và kèm theo các triệu chứng liên quan đến tổn thương hệ thần kinh trung ương bao gồm: Nhức đầu dữ dội, buồn nôn và nôn mửa, cứng cổ, lú lẫn, mất định hướng, thay đổi nhân cách, co giật, rối loạn nghe nói, ảo giác, mất trí nhớ, đờ đẫn, hôn mê... người già và trẻ em là những người có nguy cơ cao bị mắc bệnh nặng, biến chứng và tử vong.

          Hiện nay, phòng bệnh viêm não Nhật Bản hiệu quả nhất là tiêm phòng vắc xin. Vắc xin viêm não Nhật Bản đã được đưa vào tiêm chủng thường xuyên hàng tháng trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ 1- 5 tuổi. Để chủ động phòng chống bệnh viêm não vi rút, trong đó có Viêm não Nhật Bản, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần thực hiện các biện pháp sau: 

          1. Đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch.

          2. Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi, chuồng gia súc phải xa nhà, diệt muỗi tại các chuồng trại gia súc, loại bỏ các ổ loăng quang, bọ gậy.

          3. Nằm màn kể cả ban ngày và ban đêm, thường xuyên sử dụng các biện pháp xua, diệt muỗi; không để trẻ em chơi gần chuồng gia súc.

          4. Thường xuyên rửa tay với xà phòng, đảm bảo an toàn thực phẩm, ăn chín, uống chín.

          5. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh và đeo khẩu trang khi chăm sóc người bệnh.

          6. Nếu có các dấu hiệu: sốt cao và kèm theo những rối loạn ở  hệ thống thần kinh trung ương như co giật, rối loạn vận động, lơ mơ, hôn mê…cần nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời, nhằm hạn chế tỷ lệ tử vong và di chứng sau này.

Hồng Mai -Trung tâm Kiểm soát bệnh tật


Các bài đã đăng

Xem thêm

Hộp thư điện tử

Mail Box

Mail Box

Mail Box

Website đơn vị trực thuộc
Thư viện ảnh
 

Tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị.

 

Gửi thông tin

Cơ sở dữ liệu quốc gia về VBPL

Dịch vụ công mức độ 4

danh sách cơ sở đủ điều kiện điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện

danh sách cơ sở được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học

Danh sách cơ sở đủ điều kiện diệt côn trùng diệt khuẩn

công khai địa chỉ mail lãnh đạo sở

Cơ Sở dữ liệu Quốc gia về thủ tục hành chính

sàn thương mại điện tử Hà Giang

Kho phác đồ điều trị