PHÁT HIỆN VÀ PHÒNG BỆNH VIÊM TAI GIỮA Ở TRẺ NHỎ


Viêm tai giữa (VTG) là một nhóm các bệnh ở tai giữa, là sự tổn thương và viêm nhiễm xuất hiện trong tai giữa do các loại vi khuẩn phát triển trong tai hoặc từ bên ngoài môi trường xâm nhập vào gây nên. Bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, hay gặp hơn ở trẻ nhỏ nếu không được phát hiện và điều trị đúng có thể gây biến chứng nguy hiểm. Khi thời tiết lạnh, bệnh viêm tai giữa có xu hướng tăng hơn

Khám tai - mũi - họng cho học sinh tại xã Thuận Hòa, huyện Vị Xuyên

Khám tai - mũi - họng cho học sinh tại xã Thuận Hòa, huyện Vị Xuyên

Ở trẻ nhỏ nếu được bú mẹ có tác dụng phòng chống VTG trong năm đầu đời, vì trong sữa mẹ có kháng thể giúp bé đề kháng tốt với bệnh tật. Các yếu tố làm trẻ dễ bị mắc VTG tái phát là: không được bú mẹ; bị VTG cấp trong 6 tháng đầu đời; cha mẹ hoặc anh chị có tiền sử viêm tai, trẻ sứt môi, hở hàm ếch kể cả đã được vá chỉnh. Trẻ em có nguy cơ bị VTG cao hơn người lớn vì ở trẻ em sụn vòi nhĩ còn mềm, dễ bị xẹp, vòi nhĩ ở trẻ em ngắn và nằm ngang hơn người lớn, hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn chỉnh, trẻ dễ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn hô hấp trên. Đặc biệt, tình trạng viêm VA phổ biến ở trẻ em cũng dễ dẫn đến bệnh VTG.

VTG thường có các biểu hiện đặc trưng là chảy mủ tai và đau nên trẻ nhỏ hay quấy khóc, đưa tay dụi hoặc cấu tai, chán ăn, nôn hoặc tiêu chảy, có thể sốt cao. Khi ấn vào vùng tai hoặc kéo vành tai người bệnh đau nhói, trẻ nhỏ khóc thét. Ở trẻ lớn còn kêu đau đầu, nghe kém. Dấu hiệu đặc trưng của VTG là soi thấy màng nhĩ đỏ, không di động hoặc căng phồng, chảy mủ và đau tai là dấu hiệu quan trọng để chẩn đoán.

Biểu hiện của bệnh là trẻ sốt cao từ 38-40oC, nôn nhiều, nhức đầu, rét run, cơ thể suy sụp, trẻ lớn kêu chóng mặt. Trẻ dưới 4 tháng tuổi khi có biểu hiện của VTG nên cho trẻ nhập viện để điều trị và theo dõi vì hệ thống miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh, dễ có biến chứng nặng và nguy hiểm. Thường viêm tai xuất phát sau viêm mũi họng. Khoảng 2/3 số trường hợp VTG cấp là do vi khuẩn trong đó hay gặp nhất là phế cầu, đó cũng chính là những vi khuẩn gây viêm phổi, vì thế phải dùng kháng sinh để điều trị ngay. Kết hợp các thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm, các thuốc nhỏ mũi kết hợp nhỏ tai.

Viêm tai xương chũm là biến chứng rất nguy hiểm thường gặp sau VTG trong khoảng 1 - 2 tuần. Vì vậy, nếu trẻ bị VTG đã điều trị nhưng không theo đúng chỉ định của bác sĩ hoặc không điều trị, đột nhiên xuất hiện các triệu chứng cấp tính của tai như: Trẻ sốt cao trở lại, cơ thể hốc hác do nhiễm khuẩn, nhiễm độc, trẻ lớn kêu đau tai, đau lan lên nửa đầu, chảy mủ tai tăng hoặc đột nhiên ngừng chảy mủ. Ấn vùng xương chũm (ấn vào sau tai hoặc kéo vành tai) trẻ thấy đau buốt  hoặc khóc thét nếu trẻ nhỏ (phản ứng xương chũm dương tính). Cần cho đi khám chuyên khoa tai - mũi - họng ngay vì nếu viêm tai xương chũm không điều trị đúng cách sẽ dẫn tới viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm. Đây là một bệnh cấp cứu trong tai - mũi - họng nếu không điều kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Để phòng bệnh VTG cho trẻ các bậc phụ huynh cần lưu ý vệ sinh cho trẻ như khi tắm không để nước vào tai giữa, vệ sinh mũi họng để trẻ không bị viêm hô hấp trên, amidan, VA vì giữa mũi họng và tai trong có ống thông nhau nên vi khuẩn vùng mũi họng qua đó mà lan sang tai. Khi đã bị bệnh cần được bác sĩ thăm khám và kê đơn điều trị, theo dõi chặt chẽ các biến chứng. Trẻ sinh ra có yếu tố nguy cơ (gia đình có anh chị em bị VTG) càng cần chú ý khi có dấu hiệu đau tai và sốt.

Thu Ngân (Biên soạn)  Trung tâm TT/GDSK


Các bài đã đăng

Xem thêm

Hộp thư điện tử

Mail Box

Mail Box

Mail Box

Website đơn vị trực thuộc
Thư viện ảnh
 

Tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị.

 

Gửi thông tin

Cơ sở dữ liệu quốc gia về VBPL

Dịch vụ công mức độ 4

danh sách cơ sở đủ điều kiện điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện

danh sách cơ sở được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học

Danh sách cơ sở đủ điều kiện diệt côn trùng diệt khuẩn

công khai địa chỉ mail lãnh đạo sở

Cơ Sở dữ liệu Quốc gia về thủ tục hành chính

sàn thương mại điện tử Hà Giang

Kho phác đồ điều trị