Những bệnh lý về răng miệng thường gặp do hút thuốc lá


Hút thuốc lá gây ố vàng răng và nhiều bệnh lý khác về răng miệng ảnh hưởng đến sức khỏe

Hút thuốc lá gây ố vàng răng và nhiều bệnh lý khác về răng miệng ảnh hưởng đến sức khỏe

       Khói thuốc lá chứa hơn 7.000 chất, trong đó có hàng trăm chất có hại cho sức khỏe, 70 chất gây ung thư, bao gồm chất gây nghiện và các chất gây độc. Trong những chất độc hại có chất nicotin, Monoxit carbon và Acid cyanhydrid là nguyên nhân gây hại cho tổ chức nha chu. Các chất này phá hoại hệ miễn dịch trong khoang miệng, tạo nên những lỗ sâu trong lợi từ đó tấn công xương quai hàm. Hút thuốc nhiều dẫn tới rối loạn vi khuẩn khoang miệng, giảm tuần hoàn máu trong xương ổ răng, phá hủy hệ miễn dịch làm giảm nồng độ kháng thể trong máu và nước bọt.

       Bên cạnh đó, thuốc lá làm tăng mức độ nặng và lan rộng của bệnh vùng quanh răng. Những người hút thuốc có nguy cơ bị viêm lợi nhiều hơn, có nhiều mảng bám răng và cao răng ở cả trên và dưới lợi. Người trẻ hút thuốc nhiều có nguy cơ bị viêm lợi hoại tử loét, đây là một loại bệnh nặng và nhanh chóng dẫn đến viêm quanh răng, cuối cùng là mất răng. Những người có sức khỏe tốt mà hút thuốc kéo dài nhiều năm sẽ có nguy cơ bị viêm quanh răng mạn tính. Từ đó, cũng gây ra một số tổn thương niêm mạc miệng khác do thuốc lá như:

       Viêm miệng do nicotine (nicotinic stomatitis): là một sự thay đổi ở niêm mạc vòm miệng cứng do hút thuốc quá nhiều, niêm mạc vòm miệng trở nên trắng với các u nhỏ gồ lên, trên đó có các chấm đỏ. Tổn thương này sẽ mất đi sau khi dừng thuốc lá, một số trường hợp hiếm trở thành ung thư biểu mô.

       Bệnh hắc tố bào: Thuốc lá làm tăng tích tụ sắc tố melanin ở tế bào biểu mô niêm mạc miệng, làm niêm mạc miệng có màu sẫm, sau khi dừng thuốc lá sẽ hết.

       Candida miệng: Thuốc lá làm tăng nguy cơ xuất hiện bệnh nấm Candida miệng.

       Viêm xoang mạn tính: Thuốc lá làm phù nề niêm mạc xoang và tăng nguy cơ viêm xoang mạn tính.

       Ngoài ra, hút thuốc lá trong thời gian dài sẽ gây ám khói thuốc lá lên răng, từ đó làm đổi màu răng ảnh hưởng đến mặt thẩm mỹ do răng bị xỉn, ố vàng hay cao răng bám nhiều trên bề mặt của răng gây nên mùi hôi miệng. Hút thuốc lá còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư miệng.

       Để phòng chống các bệnh lý về răng miệng do thuốc lá cần:

       - Nói không với thuốc lá. Không đứng gần người đang hút thuốc. Không hút thuốc trong phòng khi có trẻ em và phụ nữ mang thai...

       - Nếu đang hút thuốc nên hạn chế và từ từ bỏ thói quen hút thuốc lá.

       - Bảo vệ răng miệng bằng cách đánh răng 2 lần/ngày, dùng nước súc miệng chuyên dùng để loại bỏ vi khuẩn. Nên dùng chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng bám thức ăn ở các vị trí khó làm sạch bởi bàn chải, không nên dùng tăm để xỉa răng.

       - Lấy cao răng và khám răng định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị các bệnh lý về răng miệng.

Thùy Dung (tổng hợp)


Các bài đã đăng

Xem thêm

Hộp thư điện tử

Mail Box

Mail Box

Mail Box

Website đơn vị trực thuộc
Thư viện ảnh
 

Tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị.

 

Gửi thông tin

Cơ sở dữ liệu quốc gia về VBPL

Dịch vụ công mức độ 4

danh sách cơ sở đủ điều kiện điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện

danh sách cơ sở được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học

Danh sách cơ sở đủ điều kiện diệt côn trùng diệt khuẩn

công khai địa chỉ mail lãnh đạo sở

Cơ Sở dữ liệu Quốc gia về thủ tục hành chính

sàn thương mại điện tử Hà Giang

Kho phác đồ điều trị