NGỘ ĐỘC NẤM VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG



Ngày 28/3 vừa qua, tại gia đình ông Sùng Diu Hồng, dân tộc Mông, thôn Khau Mèng xã Thuận Hòa, huyện Vị Xuyên đã xảy ra vụ ngộ độc nấm làm 03 người tử vong do ăn nấm, 01 người đang được cấp cứu. Nguyên nhân là do gia đình hái nấm mọc rải rác cạnh chuồng trâu đem về nấu canh ăn sáng, có 04 người cùng ăn, thức ăn gồm: Canh nấm, thịt lợn xào, cơm trắng. Sau ăn, đến 13h cùng ngày, cả 04 người xuất hiện các triệu chứng: Đau đầu, buồn nôn và nôn ra thức ăn đi ngoài phân lỏng, được đưa đến BVĐK tỉnh

NẤM TÁN TRẮNG HÌNH NÓN LÀ 1 TRONG 4 LOAI NẤM CỰC ĐỘC THƯỜNG GẶP

NẤM TÁN TRẮNG HÌNH NÓN LÀ 1 TRONG 4 LOAI NẤM CỰC ĐỘC THƯỜNG GẶP

Nấm độc là loại nấm có chứa các độc tố gây ngộ độc cho cơ thể con người và động vật khi ăn phải. Nấm độc thường có màu sắc sặc sỡ, nhìn bắt mắt, đủ mũ, phiến, cuống có dạng màng phình to dạng củ, vòng và bao gốc hay những nấm có bào tử màu hồng nhạt, mũ nấm màu đỏ có vẩy trắng, sợi nấm phát ra ánh sáng… Một số loài nấm có thể có hàm lượng độc tố thay đổi theo mùa, trong quá trình sinh trưởng (nấm non hay nấm trưởng thành), trong môi trường đất đai thổ nhưỡng khác nhau. Vì vậy, có thể gặp trường hợp ăn cùng một loài nấm nhưng có lúc bị ngộ độc, có lúc không. Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp ngoại lệ, như có nấm độc có màu sắc và hình dạng giống nấm thường. Vì thế rất khó để có thể nhận biết được nấm an toàn và nấm độc nếu không có đủ kinh nghiệm và kiến thức. Đặc biệt, mùa xuân, khí hậu dần ấm lên, mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho các loại nấm tự nhiên sinh sôi và phát triển, trong đó có nhiều loài nấm độc. So với các loại ngộ độc, ngộ độc nấm tuy xảy ra ít hơn về số ca mắc nhưng khi xảy ra thì tỷ lệ tử vong là rất cao.

NẤM Ô TÁN TRẮNG- 1 TRONG 4 LOẠI NẤM CỰC ĐỘC THƯỜNG GẶP

NẤM Ô TÁN TRẮNG PHIẾN XANH- 1 TRONG 4 LOẠI NẤM CỰC ĐỘC THƯỜNG GẶP

NẤM MŨ KHÍA NÂU SÁM LÀ 1 TRONG 4 LOẠI NẤM CỰC ĐỘC THƯỜNG GẶP

Để phòng chống ngộ độc nấm, các nhà chuyên môn đã khuyến cáo tới người dân:

          - Không ăn thử nấm hay cho súc vật an thử, dứt khoát loại bỏ nấm khi còn nghi ngờ

          - Chỉ sử dụng khi biết chắc chắn nấm ăn được

          - Tuyệt đối không được ăn nấm lạ, nấm hoang dại kể cả nấm mầu trắng, nấm có đủ các phần của thể quả...

          - Không ăn nấm sặc sỡ, có mùi hắc, không ăn nấm quá non hay quá già và có chảy sữa...

          - Không hái nấm non chưa xòe mũ vì chưa bộc lộ hết đặc điểm cấu tạo khó nhận dạng nấm độc.

          - Nấm tươi ăn được mới hái nên nấu ăn ngay, nếu để ôi, dập nát có thể hình thành độc tố mới gây ngộ độc.

          - Không ăn nấm đã bị thối rữa, ôi thiu.

          - Khi xuất hiện các triệu chứng ngộ độc cần đưa người bênh đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và điều trị kịp thời. Khi đi, mang theo mẫu nấm còn loại hoặc thức ăn được chế biến từ nấm để sơ bộ xác định loại nấm để công tác cấp cứu và điều trị được thuận lợi hơn.

Hồng Mai - Khoa Truyền thông Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật