MUỐI I-ỐT CẦN ĐƯỢC SỬ DỤNG HÀNG NGÀY



I-ốt là một loại vi chất có trong thực phẩm, cơ thể con người cần có i-ốt để sản xuất hormon tuyến giáp. Các hormon này sẽ kiểm soát sự trao đổi chất của cơ thể và thực hiện nhiều chức năng quan trọng khác. Cơ thể cũng cần i-ốt để đảm bảo sự phát triển bình thường của hệ xương và não bộ trong thời kỳ mang thai của bà mẹ và thời kỳ sơ sinh của trẻ nhỏ. Có đủ i- ốt là điều rất quan trọng với tất cả mọi người, đặc biệt là trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai. Thiếu i- ốt sẽ gây ra nhiều hệ lụy đối với s

Khám, điều tra bướu cổ ở trẻ em từ 8-10 tuổi tại trường tiểu học xã Yên Thành, Quang Bình

Khám, điều tra bướu cổ ở trẻ em từ 8-10 tuổi tại trường tiểu học xã Yên Thành, Quang Bình

Những tổn thương do thiếu i-ốt gây ra như đần độn, thiểu năng trí tuệ thì không thể chữa được. Tuy rất cần thiết, nhưng cơ thể chúng ta lại không tự tổng hợp được mà phải nhờ cung cấp i-ốt qua thực phẩm. Tuy nhiên, phần lớn thực phẩm chúng ta sử dụng hằng ngày lại rất nghèo i-ốt. Một số ít thực phẩm có lượng i-ốt cao như: Phô mai, trứng gà, hải sản, sữa bột,…thì không phải lúc nào cũng có thể sử dụng các loại thực phẩm này trong bữa ăn. Hàm lượng i-ốt trong muối chỉ chiếm một phần nhỏ, lại không màu, không mùi, không gây phản ứng hóa học, vì vậy, sử dụng muối i-ốt trong bữa ăn hàng ngày là giải pháp hiệu quả, kinh tế để cung cấp đủ i-ốt cho cơ thể.

Tại tỉnh ta, những năm vừa qua chương trình Quốc gia phòng chống các rối loạn thiếu i-ốt được triển khai hiệu quả, với việc vận động toàn dân mua và sử dụng muối i-ốt, tình trạng thiếu i-ốt đã cải thiện nhanh chóng, góp phần nâng cao trí lực, sức khỏe của người dân trong cộng đồng, giảm một số bệnh liên quan do thiếu hàm lương i-ốt trong cơ thể như: Bệnh suy giâp, biếu cổ, đần độn... Các hoạt động phòng chống các rối loạn thiếu i-ốt được ngành Y tế thường xuyên triển khai như tuyên truyền trong cộng đồng dân cư về vai trò của i-ốt đối với sức khỏe con người; kiểm tra, đánh giá chất lượng các mẫu muối i-ốt tại địa bàn; điều tra, đánh giá tỷ lệ bướu cổ ở trẻ em đều được thực hiện hàng năm. Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật: Kết quả điều tra, đánh giá tỷ lệ bướu cổ ở trẻ em từ 8 đến 10 tuổi năm 2022 là 4,1%, kết quả này trong giới hạn chỉ tiêu trong chương trình phòng chống thiếu i-ốt Quốc gia.  

Tuy tỷ lệ bướu cổ trẻ em từ 8-10 tuổi những năm vừa qua đã giảm dần trong giới hạn chỉ tiêu trong chương trình phòng chống các rối loạn thiếu i-ốt Quốc gia, nhưng thực tế tình trạng thiếu i-ốt trong cộng đồng vẫn còn xu hướng gia tăng do một số nguyên nhân: Người dân sử dụng nhiều các loại gia vị mặn khác ngoài muối để chế biến thức ăn như: Bột canh, nước mắm, nước tương, hạt nêm…; nhiều gia đình chưa chú trọng việc lựa chọn muối i-ốt mà còn sử dụng muối thường cho các bữa ăn hàng ngày. Thống kê tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, trong 9 tháng năm 2022 đã có gần 80 trường hợp phẫu thuật bướu cổ và các bệnh lý tuyến giáp mà nguyên nhân chủ yếu gây nên các bệnh này là do thiếu i-ốt.

Bác sĩ Hoàng Văn Điều - Phó trưởng khoa Phòng chống bệnh không lây nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật khuyến cáo để người dân không bị mắc các bệnh do thiếu i-ốt gây nên: Các gia đình cần thường xuyên sử dụng muối i-ốt và các chế phẩm có i-ốt trong khẩu phần bữa ăn hàng ngày. Nên bảo quản muối ăn trong hộp kín, bảo đảm khô, sạch. Do i-ốt dễ bay hơi khi ở nhiệt độ cao, vì vậy nên cho muối vào thức ăn sau khi đã nấu chín. Thiếu i-ốt có thể để lại những hậu quả nặng nề đối với sức khỏe, vì vậy mỗi người trong cộng đồng cần nêu cao ý thức phòng chống các rối loạn do thiếu i-ốt./

Liên Hương