HÚT THUỐC LÁ VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI BỆNH UNG THƯ VÒM HỌNG



Ung thư vòm họng là một trong những bệnh ung thư vùng đầu cổ phổ biến nhất. Bệnh xuất phát từ vùng tế bào biểu mô ở vùng vòm họng. Đây là một bệnh nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao. Một số nguyên nhân của ung thư vòm họng bao gồm yếu tố môi trường, yêu tố di truyền, bia rượu và các chất kích thích... Ngoài ra thuốc lá được biết đến như thủ phạm hàng đầu gây ra căn bệnh nguy hiểm này

Ung thư vòm họng(Ảnh nguồn internet)

Ung thư vòm họng(Ảnh nguồn internet)

Một số chất gây ung thư vòm họng có trong thuốc lá như:

          - Nicontin: Các nhà khoa học đã tìm ra đây là một chất độc hại có nhiều trong thuốc lá. Nicotin là thành  một bazơ gốc nitơ. Chúng có khả năng thẩm thấu qua da. Đối với người hút thuốc lá chất nicotin được đưa vào cơ thể thông qua đường máu. Nicotin làm tăng huyết áp và nhịp thở của người, tăng nguy cơ làm xơ vữa động mạch, tổn thương các vi mạch.

          - Benzen: Là hóa chất thường được sử dụng trong thuốc trừ sâu, tuy nhiên các nhà khoa học lại tìm thấy một lượng lớn benzene trong thuốc lá. Đây là một hóa chất độc hại có khả năng gây ung thư.

          - Clorua vinyl: sử dụng trong các bộ lọc thuốc lá, cũng có hại cho cơ thể người vì nó sẽ hoạt động như một chất gây ung thư mạnh.

          - Amoniac: Các hợp chất amoni là hóa chất được sử dụng rộng rãi trong công nghệ tẩy trắng. Nó cũng xuất hiện trong thuốc lá để tăng tác dụng của nicotine và các chất độc hại khác.

          - Cadmium:  Là kim loại nặng độc hại thường được sử dụng trong các loại pin, cũng là chất độc hại tồn tại trong thuốc lá.

          - Asen: Đây là một trong những hóa chất độc hại quan trọng trong khói thuốc lá gây ung thư. Asen trong thuốc lá gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

          - Hắc ín: Nhựa thuốc lá là sự tập hợp tên của hàng ngàn chất hoá học và phụ gia, được tạo thành chất lắng lại của khói thuốc có đặc điểm dính và dầy. Nhựa thuốc lá là một trong những sản phẩm phụ nguy hiểm nhất của khói thuốc lá, chứa rất nhiều chất gây ung thư.  

          - Nitrosamines: Là một chất gây ung thư rất mạnh có nhiều trong thuốc lá không khói và khói thuốc lá.

          Biểu hiện của bệnh:

          Ung thư vòm thường được phát hiện muộn do bệnh tiến triển âm thầm, các triệu chứng của bệnh không đặc thù, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác và thường biểu hiện ở một bên:

          - Biểu hiện ở mũi: Ngạt tắc mũi, chảy mủ mũi, chảy máu mũi, nói giọng mũi.

          - Biểu hiện ở tai: Nếu bị ung thư vòm họng xâm lấn, có thể làm tắc vòi tai gây viêm tai giữa biểu hiện đau tai, ù tai, chóng mặt, nghe kém, có thể chảy mủ tai.

          - Biểu hiện ở mắt: Khu u lan rộng vào nền sọ, gây liệt các dây thần kinh chi phối hoạt động mắt biểu hiện lác mắt, lồi mắt, sụp mi, giảm thị lực…

          - Hạch cổ: Bệnh ung thư vòm họng phần lớn thường di căn ở phần cổ gặp ở 60-90% các trường hợp. Vậy nên khi thấy xuất hiện các hạch ở vùng cổ thì cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra.

          Ngoài ra những người có tiền sử uống bia rượu, có thói quen sử dụng các chất kích thích nên đi khám nếu thấy có các biểu hiện bất thường như: khản tiếng kéo dài, khó thở, đau khi nuốt thức ăn, bị viêm thanh quản trong một thời gian dài, xuất hiện hạch, hạch di căn, gầy sút cân trong thời gian ngắn…cần được lưu ý.

          Cách phòng bệnh

          Hiện chưa có cách nào để phòng chống đặc hiệu căn bệnh này. Nhưng mỗi người nên duy trì một lối sống lành mạnh cùng một chế độ ăn uống khoa học để duy trì sức khỏe tốt, giúp phòng tránh bệnh. Dưới đây là một số cách phòng ngừa:

          - Nói không với hút thuốc lá: Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh việc không hút thuốc lá có thể làm giảm đáng kể nguy cơ dẫn tới ung thư vòm họng. Do vậy, nên bỏ thói quen hút thuốc để bảo vệ sức khỏe.

          - Hạn chế uống bia, rượu cùng với các chất có ga trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.

          - Tránh dùng những thực phẩm được chế biến theo hình thức lên men như dưa muối, cá khô, cà muối,...

          - Những thức ăn còn nóng không nên sử dụng bởi nó sẽ làm tổn thương tới vùng họng của bạn.

          - Thường xuyên tập thể dục, thể thao. Các hoạt động thể chất đều đặn giúp bạn tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

 

Thùy Dung  Trung tâm TT/GDSK